"Chiếc phao" cho nhiều hộ gia đình tại Hưng Yên sau đại dịch COVID-19
Từ đây, nguồn vốn chính sách đã kịp thời đến với những hộ dân, cơ sở sản xuất chịu hậu quả nặng nề sau đại dịch. Đó cũng chính là tinh thần "thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ" mà cả hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội đang hướng tới.
Thấu hiểu lòng dân
Những ngày này, xưởng mộc của ông Vũ Văn Đức ở xã Hoà Phong, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã hoạt động nhộn nhịp trở lại nhờ nguồn vốn vay theo Nghị quyết 11. Ông Vũ Văn Đức chia sẻ, trong thời gian đại dịch hoành hoành, xưởng gỗ của ông chỉ hoạt động cầm chừng, hầu như chỉ có một mình ông làm việc.
Do đó, hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm sản xuất ra ít lại không tiêu thụ được nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình.
Với 80 triệu đồng vừa được giải ngân từ Ngân hàng Chính sách Xã hội theo Nghị quyết 11, ông Đức đã thuê được thợ, xưởng gỗ như được "hồi sinh". Ông Đức hy vọng sẽ sớm trả được nợ ngân hàng và tăng thêm thu nhập cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác. Đại dịch COVID-19 cũng đã khiến nhiều cơ sở cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại Hưng Yên phải ngừng hoạt động và chịu nhiều hậu quả nặng nề. Nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp các cơ sở khôi phục hoạt động, góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non. Cô giáo Đỗ Thị Hương, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoàng Yến, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Đại dịch khiến cơ sở phải đóng của trong thời gian khá dài, do đó các trang thiết bị của lớp học bị xuống cấp, đồ dùng, đồ chơi bị hư hỏng.Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian dài nghỉ dịch, nhà trường vẫn phải duy trì nguồn kinh phí thuê địa điểm, hỗ trợ thêm cho giáo viên. Chính vì thế, nên không còn đủ nguồn lực và điều kiện để tiếp tục duy trì hoạt động.
Cô giáo Đỗ Thị Hương xúc động bày tỏ, nguồn vốn chính sách theo Nghị quyết 11 đã đến rất kịp thời. Đây là chính sách hết sức nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Cùng với ông Vũ Văn Đức, cô giáo Đỗ Thị Hương, nhiều hộ dân tại Hưng Yên cũng đang được khôi phục sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội từ nguồn vốn chính sách này.Địa bàn tỉnh Hưng Yên đang thực hiện 4/5 chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11 là: cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay nhà ở xã hội; cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh triển khai nhanh, kịp thời nhất Nghị quyết 11. Đó là kết quả của sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị. Ông Đặng Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Hưng Yên khẳng định, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch, đến nay cùng với cả nước, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã được kiểm soát, bảo đảm an toàn hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.Tỉnh đã sớm triển khai các nội dung của Nghị quyết 11 như: mở cửa hoạt động kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng…
Ông Đặng Ngọc Quỳnh cũng khẳng định, đối với các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Hưng Yên trong việc rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vay vốn nhằm kịp thời tổ chức triển khai theo quy định.
Ngay sau khi được Ngân hàng Chính sách giao chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh chỉ đạo chi nhánh tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện giải ngân nguồn vốn.
Ông Vũ Hải Chiều, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Hưng Yên cũng cho biết, ngay sau Nghị quyết số 11 có hiệu lực, chi nhánh đã ban hành các văn bản để chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện, báo cáo, tham mưu UBND, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện chỉ đạo rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết 11.Đồng thời, báo cáo, tham mưu phân giao chỉ tiêu theo Quyết định của Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh kịp thời để triển khai. Chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các đơn vị có liên quan hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện giải ngân ngay sau khi có chỉ đạo.
Tính đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hưng Yên đã giải ngân được trên 167 tỷ đồng, thực hiện được hơn 80% kế hoạch được giao. Trong số đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã giải ngân 110/120 tỷ đồng, thực hiện hoàn thành 91,7% kế hoạch; cho vay nhà ở xã hội đã giải ngân 35/54 tỷ đồng, thực hiện được 64,8% kế hoạch; cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến đã giải ngân 18/23 tỷ đồng, thực hiện 78,3% kế hoạch; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đã giải ngân được 4,5/8 tỷ đồng (55 cơ sở), thực hiện 56,3% kế hoạch./.>>>Nghị quyết 11/NQ-CP: Hỗ trợ tín dụng cho cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bạc Liêu đẩy nhanh giải ngân, hỗ trợ vốn sản xuất cho các đối tượng chính sách
19:16' - 23/06/2022
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo nhiều giải pháp rà soát nhu cầu vay vốn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Để hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn chính sách
11:32' - 14/06/2022
Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bến Tre, hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh có thêm “đòn bẩy” tạo ra sinh kế bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
JPMorgan muốn tính phí truy cập dữ liệu khách hàng với các hãng công nghệ tài chính
07:39'
Theo hãng tin Bloomberg, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase đang có kế hoạch áp dụng phí đối với các hãng công nghệ tài chính (fintech) khi truy cập dữ liệu tài khoản ngân hàng của khách hàng.
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.