Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Đường “cao tốc” vào EU đã mở
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây được ví như tuyến “đường cao tốc” mở ra cơ hội đẩy mạnh giao thương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu, một trong những khu vực thị trường quy mô lớn và có trình độ phát triển cao hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, để đến được đích, khai thác hiệu quả các ưu đãi mà hiệp định mang lại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng cũng phải trở thành những “cỗ xe” có đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn mà thị trường này đặt ra.
TTXVN xin giới thiệu tới độc giả chùm 4 bài viết để có cái nhìn toàn diện hơn về những cơ hội cũng như thách thức mà hiệp định này mang lại đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Bài 1: Đường “cao tốc” vào EU đã mở
EVFTA là một trong hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (cùng với CPTPP) được cộng đồng doanh nghiệp mong chờ bởi những cam kết mang tính toàn diện cả về cắt giảm thuế quan và cải cách môi trường thể chế.
Dỡ bỏ hàng rào thuế quan
Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hiệp định thương mại tự do với EU. Trong khi đó, EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới, chiếm 14,9% tổng giá trị nhập khẩu toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, mặc dù EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU mới chiếm khoảng 2% trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của EU.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực tạo điều kiện giúp hàng hóa của Việt Nam tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người.
Phân tích về cơ hội mà EVFTA mang lại cho kinh tế Việt Nam, ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, tính tới thời điểm này, EU là đối tác dành mức cắt giảm thuế quan cao nhất cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương.
Cụ thể, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ ngay 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Ở chiều ngược lại Việt Nam có lộ trình cắt giảm thuế chậm hơn, cụ thể Việt Nam xóa bỏ 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa của EU tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ khoảng 98,3% số dòng thuế trong biểu thuế, chiếm 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.
Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan như cam kết của WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá, xăng dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy).
Theo ông Phạm Bình An, sở dĩ Việt Nam được EU dành một số ưu ái trong các điều khoản cam kết bởi xét trên tương quan Việt Nam vẫn một nền kinh tế có quy mô khá nhỏ, đang phát triển còn EU lại là liên minh gồm 27 quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời.
Việc EU cam kết cắt giảm thuế quan sâu hơn với lộ trình cắt giảm nhanh hơn là một cách thể hiện thiện chí của EU trong việc tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường của khối.
Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá: Việc thực thi EVFTA, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan sẽ giúp Việt Nam tham gia vào một thị trường có lợi thế và nhu cầu mang tính bổ sung, mang lại giá trị gia tăng lớn hơn cho Việt Nam so với các thị trường khác.
Bên cạnh đó, EVFTA có lợi ích tích cực giúp Việt Nam thâm nhập thị trường mua sắm của Chính phủ, tham gia vào các dự án cung ứng hàng hóa, vật tư, thiết bị của các quốc gia EU.
Ngược lại, các doanh nghiệp EU cũng có thể tham gia đấu thầu cho các dự án của Chính phủ Việt Nam, nhờ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng trong đấu thầu nước ngoài.
Tạo cơ chế thu hút đầu tư
Tiến sỹ Lê Xuân Sang cho rằng EVFTA đặc biệt giúp Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý khi đấu thầu nước ngoài, đảm bảo công khai, minh bạch, có kèm trách nhiệm giải trình, từ đó giúp hiệu quả đấu thầu ở Việt Nam cao hơn, mời gọi được các nhà đầu tư chuyên nghiệp, chất lượng hơn.
Trong khi đó, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, EVFTA đi vào thực thi đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đều có thể tiếp cận với mạng lưới đầu tư kinh doanh toàn cầu.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu thiệt hại lớn do dịch COVID-19, các chuỗi cung ứng và hoạt động thương mại bị gián đoạn, các nhà đầu tư phải tìm cách dịch chuyển dòng vốn và thiết lập lại chuỗi cung ứng thì EVFTA sẽ là đòn bẩy giúp Việt Nam thu hút được các luồng đầu tư mới, chất lượng cao.
Theo ông Chu Tiến Dũng, EVFTA sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngành hàng như nông sản, chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ, dệt may, da giày của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận sâu hơn và chiếm giữ thị phần lớn hơn tại thị trường EU.
Trong khi đó, hoạt động thương mại sôi động sẽ là động lực để các doanh nghiệp, nhà đầu tư EU đẩy mạnh hoạt động hợp tác, đầu tư vào Việt Nam. Ngoài vấn đề tiếp thêm nguồn vốn, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể hấp thụ các công nghệ mới, các thiết bị, máy móc hiện đại.
Đồng Nai là một trong những địa phương phát triển nhanh tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chia sẻ về tiềm năng thu hút đầu tư từ EVFTA, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thông tin, tính đến nay Đồng Nai đã thu hút đầu tư FDI từ 44 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 1.500 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 31 tỷ USD; trong đó, có 10 quốc gia thuộc EU với nguồn vốn gần 2,3 tỷ USD.
Nhờ hiệu ứng từ EVFTA, gần đây, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại Đồng Nai như Tập đoàn Bosch, Tập đoàn Meggitt, Tập đoàn Schaeffer đã nâng vốn đầu tư thêm hàng chục triệu USD để mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, nhà đầu tư EU mới cũng đến Đồng Nai tìm kiếm cơ hội đầu tư mới để đón đầu cơ hội.
Ngoài ra, một số tập đoàn lớn của EU trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại như sản xuất linh kiện ô tô, máy bay, dược phẩm cũng đã đặt nhà máy ở Đồng Nai.
EVFTA có hiệu lực sẽ tác động tích cực, tạo một làn sóng đầu tư mới từ các nhà đầu tư EU vào Việt Nam, đặc biệt là các địa phương còn dư địa phát triển các khu công nghiệp.
Đồng Nai hiện có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ; có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư các lĩnh vực như, dệt may, giày da, đồ gỗ, điện tử và các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp đầu tiên của cả nước, Đồng Nai có lực lượng lao động rất dồi dào, bên cạnh nguồn cung lao động tại chỗ còn thu hút một lượng lớn lao động khắp các tỉnh thành trong cả nước. Người lao động ở Đồng Nai đã quen với tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp, ý thức kỷ luật, tuân thủ giờ giấc rất tốt.
“Khi nhà đầu tư từ EU vào Đồng Nai sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ mà người lao động cũng được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, chất lượng cao. Hơn nữa người lao động cũng có cơ hội tiếp xúc, làm quen với máy móc, trang thiết bị mới, hiện đại, từ đó nâng cao trình độ tay nghề.”, ông Cao Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Xem thêm:
>>Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Chủ động tạo giấy thông hành
14:53' - 31/07/2020
Để giải quyết đồng bộ nhu cầu nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh môi trường, các bộ ngành cần quy hoạch được vùng, khu công nghiệp chuyên biệt cho ngành công nghiệp da giày và cả dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Đường lớn nhưng không dễ đi
14:50' - 31/07/2020
Việc bước vào “sân chơi” lớn cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA : Cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
14:38' - 31/07/2020
Trong khi Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản thì EU đang nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số - cơ hội mở rộng xuất khẩu sang các thị trường EVFTA
15:43' - 28/07/2020
Cùng với cơ hội từ Hiệp định EVFTA, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để thực thi hiệu quả EVFTA?
15:28' - 28/07/2020
Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng hạ tầng là những yếu tố quyết định đến hiệu quả thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập thành phố Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
20:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 333,02 km2 và quy mô dân số là 287.055 người của thị xã Phú Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore tăng mạnh
19:49'
Năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam
19:45'
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn bài viết cho rằng trước thời điểm diễn ra hội nghị WEF, Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh như một nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch
19:45'
Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW
18:59'
Tổng Bí thư lưu ý Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đầu tư vào chăn nuôi sẽ rất hạn chế nếu để xảy ra buôn lậu động vật
16:55'
Nhiều địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, kêu gọi “đại bàng vào đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng lại để diễn ra phổ biến tình trạng vận chuyển trái phép động vật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông đưa 80 dự án chậm triển khai ra khỏi danh mục thu hồi đất
16:30'
HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua danh mục 87 dự án cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong năm 2025 và đưa ra khỏi danh mục thu hồi đất đối với 80 dự án chậm triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế lao động trên công trường đường Vành đai 3 những ngày cận Tết
16:18'
Những ngày cuối năm, khi không khí Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, trên công trường đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương, nhịp sống lao động trở nên hối hả hơn bao giờ hết.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị triển khai thí điểm dự án giữa doanh nghiệp Pháp và Việt Nam về khoáng sản
14:56'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị triển khai thí điểm dự án hợp tác giữa doanh nghiệp Pháp và Việt Nam để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, cung ứng các sản phẩm khoáng sản, kim loại chiến lược.