Tận dụng FTA giảm rủi ro và gia tăng lợi thế cho xuất khẩu
Là điểm đến quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khó tránh khỏi bão phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, trong số vụ việc đều liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như: tôm, cá tra, thép, gỗ mà những sản phẩm có giá trị xuất khẩu trung bình và nhỏ như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy.
Việc các quốc gia tăng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là xu thế tất yếu. Tuy vậy, xu thế bảo hộ gia tăng đang gây áp lực đối với doanh nghiệp, ngành hàng là rất lớn, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giới chuyên gia, nhà quản lý dự báo mức độ phức tạp và quy mô của các vụ việc phòng vệ thương mại sẽ tăng lên. Do đó, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực ứng phó với các vụ điều tra khi hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường quốc tế. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) khuyến nghị, với việc tham gia, ký kết nhiều FTA, doanh nghiệp cần tăng cường khai thác lợi thế này để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Theo đó, ngoài việc đảm bảo tập trung tăng trưởng vào các thị trường lớn cần lên phương án tiếp cận với các thị trường khác. Điều này sẽ giúp cân bằng xuất khẩu trên phương diện khả năng ứng phó bù đắp về doanh thu và sản lượng cao hơn. Cùng với đó, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi sát sao chính sách thương mại của các quốc gia, thị trường xuất khẩu như chính sách thuế, chính sách về nguồn gốc hàng hoá, an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng, chính sách liên quan đến phòng vệ thương mại. Trong đó, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần cân nhắc rủi ro về phòng vệ thương mại để xây dựng sản xuất, xuất khẩu hợp lý; chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại. Theo ông Tạ Hoàng Linh- Vụ trưởng Vụ Thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) cho hay: Chủ nghĩa đơn phương về thương mại đang chiếm ưu thế trở lại, chính sách bảo hộ thương mại được các nước đang áp dụng ngày càng đa dạng và phức tạp. Nhiều đối tác thương mại lớn của Việt Nam đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã không ngừng dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đối với sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt nhiều thị trường gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.Đặc biệt, khu vực châu Âu, châu Mỹ, Hoa Kỳ và EU được coi là hai thị trường trọng điểm. Đây đều là những thị trường khó tính, có tiêu chuẩn cao và sử dụng ngày càng nhiều rào cản kỹ thuật và điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa, Chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 dự kiến sẽ ban hành hàng loạt chính sách mới, có khả năng tác động sâu rộng tới quan hệ kinh tế thương mại song phương. Còn đối với EU, xu hướng bảo hộ đang gia tăng trong một số lĩnh vực, phản ánh nỗ lực theo đuổi việc xây dựng tự chủ chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang gay gắt. Những biện pháp này có nguy cơ làm tăng chi phí nhập khẩu, gây phản ứng từ các đối tác thương mại lớn, làm phức tạp chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để hạn chế rủi ro đối với hàng Việt Nam, Bộ Công thương đã triển khai Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại thực hiện theo Quyết định số 316/QĐ-TTg. Hệ thống này cho phép, cơ quan quản lý quan sát, theo dõi toàn bộ hoạt động trao đổi thương mại giữa các nước trên thế giới đã phát sinh những vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nào, với những ngành hàng nào. Bên cạnh việc thu thập và phân tích các dữ liệu thông tin này, hệ thống cảnh báo sớm cũng dựa thêm vào những nguồn thông tin khác, như thông tin gửi về từ hệ thống hơn 60 thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các đối tác, tổ chức làm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại,… liên quan đến nguy cơ, khả năng xảy ra điều tra phòng vệ thương mại, những xung đột giữa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với hàng hóa tại thị trường sở tại. Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống đã cập nhật theo dõi trên 170 mặt hàng; trong đó, đưa ra danh sách cảnh báo sớm đối với 18 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều này giúp các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chủ động trong ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài và chủ động xây dựng chiến lược sản xuất, xuất khẩu, chuẩn bị nguồn lực; xây dựng kế hoạch ứng phó, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường hiệu quả cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và nâng cao nhận thức, kỹ năng để kịp thời ứng phó khi phải đối mặt với các vụ việc phòng vệ thương mại; tăng cường phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước và theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương, chuẩn bị nguồn lực để kháng kiện. Cùng đó, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tăng cường theo dõi, phân tích và đánh giá chính sách thương mại của các nước sở tại, kịp thời tham mưu các biện pháp phản ứng chính sách phù hợp, đảm bảo quyền lợi của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu sâu về nhu cầu, thị hiếu và yêu cầu thị trường, từ đó tham mưu cho Bộ Công Thương về chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, đưa ra khuyến cáo định hướng sản xuất, kinh doanh trong nước. Đặc biệt, các Thương vụ cần chủ động phối hợp với các cơ quan nước sở tại liên quan tới các vấn đề phát sinh, như vụ kiện hoặc vụ việc lừa đảo để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp Việt Nam.Tin liên quan
-
DN cần biết
Đồng hành cùng doanh nghiệp trước xu hướng phòng vệ thương mại gia tăng
15:45' - 05/02/2025
Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong vụ việc điều tra; nghiên cứu rà soát và hoàn thiện pháp luật phòng vệ thương mại đảm bảo yêu cầu phù hợp và thống nhất với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 02/NQ-CP: Bộ Công Thương chủ động chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
18:19' - 12/12/2024
Năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ động chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là gian lận xuất xứ hàng hóa, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Nâng chất cho sản phẩm tránh điều tra phòng vệ thương mại
11:12' - 13/11/2024
Doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, và cần tập trung cạnh tranh bằng chất lượng hơn là cạnh tranh bằng giá cả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
07:53'
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, Việt Nam và Belarus đã và đang duy trì phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với độ tin cậy cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Quảng cáo
07:52'
Sáng 10/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moskva tại Liên bang Nga
07:26'
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moskva của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân song hành với doanh nghiệp Nhà nước
21:02' - 09/05/2025
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" đã diễn ra vào chiều 9/5 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước sẽ dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
20:35' - 09/05/2025
Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại Đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22' - 09/05/2025
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam
20:22' - 09/05/2025
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương
20:05' - 09/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 phường không tổ chức HĐND sau sắp xếp
20:05' - 09/05/2025
Theo Đề án số 3019/ĐA-UBND, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Hội đồng nhân dân cấp xã và 78 phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.