Tân Hiệp Phát kinh doanh những mảng gì?
Trước khi ông Trần Quí Thanh cùng hai người con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích bị bắt vào ngày 10/4, cái tên Tân Hiệp Phát được công chúng biết đến là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong mảng đồ uống. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn kinh doanh các lĩnh vực khác song chủ yếu lợi nhuận lớn nhất vẫn đến từ ngành F&B.
Ông "trùm" đồ uống
Tân Hiệp Phát "bước chân" vào ngành nước giải khát kể từ năm 1994, tiền thân là nhà máy bia Bến Thành. Những sản phẩm ban đầu của Tân Hiệp Phát là bia chai, bia hơi, bia tươi, sữa đậu nành.
Giai đoạn 1995 - 2009, Tân Hiệp Phát liên tục mở rộng thị trường kinh doanh, đưa ra nhiều sản phẩm nổi tiếng vào thị trường nước giải khát Việt Nam. Nổi bật là những cái tên như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thanh nhiệt Dr.Thanh, trà sữa Macchiato Không Độ, nước tăng lực Number 1 Chanh, nước tăng lực Number 1 Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô long Không Độ Linh Chi, trà Bí đao collagen...
Tuy nhiên, phải từ 2009, Tân Hiệp Phát mới là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam khi nước tăng lực Number 1 và trà thảo mộc Dr. Thanh rồi đến trà xanh Không Độ trải rộng trên kệ hàng ở khắp vùng nông thôn Việt Nam. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor International, Tân Hiệp Phát bán được khoảng 510 triệu lít đồ uống vào năm 2019.
Ngoài nhà máy sản xuất chính đặt tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Công ty Tân Hiệp Phát góp vốn.
Tân Hiệp Phát được biết đến là một công ty gia đình nhưng có lợi nhuận rất lớn, có năm lợi nhuận công bố vượt qua cả các ông lớn nước ngoài như Pepsi và Coca-Cola. Tỷ suất lợi nhuận của Tân Hiệp Phát cũng rất cao.
Sau nhiều năm cạnh tranh quyết liệt, thị trường nước giải khát đóng chai Việt Nam đã định hình rõ nét nhóm doanh nghiệp thống lĩnh gồm 3 cái tên từ khối FDI là Suntory Pepsi, Coca-Cola, URC cùng 2 doanh nghiệp nội là Tân Hiệp Phát và Masan.
Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh cũng có rất nhiều tai tiếng sau vụ việc "con ruồi" đầy tranh cãi. Doanh thu của Tân Hiệp Phát giai đoạn 2014-2017 chững lại dù có thêm nhà máy mới Number One Hà Nam đi vào hoạt động.
Tuy nhiên sau đó doanh nghiệp này đã lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2018 và duy trì trong năm 2019 khi có thêm nhà máy Number One Chu Lai mang về cho tập đoàn này gần 1.400 tỷ đồng.
Tham vọng tiền tỷ ở mảng bất động sản
Năm 2018, ông Trần Quí Thanh gây xôn xao dư luận khi quyết định lấn sân vào lĩnh vực bất động sản. Ngay sau đó, Tân Hiệp Phát nhanh chóng thành lập hơn 20 doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ gần 20.000 tỉ đồng để hiện thực tham vọng này.
Ông Thanh ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát, mà hầu hết do vợ là bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.
Bên cạnh những công ty có vốn tương đối lớn được thành lập gần đây, từ đầu năm 2018 đến nay gia đình ông Thanh cũng thành lập cả chục công ty khác. Một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản TQT (50 tỷ đồng)...
Tuy nhiên điều bất ngờ là chỉ vài tháng sau khi thành lập, vào tháng 8-9/2019, hầu hết các công ty trong số này đã đột ngột công bố giải thể với cùng lý do là "Không có dự án để đầu tư, phát triển và về việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả".
Sau khi cho ngưng hoạt động loạt doanh nghiệp thành lập năm 2019 thì sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại cho thành lập khoảng chục công ty mới với vốn điều lệ vài trăm tỉ đồng mỗi đơn vị, tất cả đều hoạt động ngành nghề bất động sản. Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên.
Quỹ đất của gia đình ông Thanh trải rộng khắp cả nước và sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu...
Thành lập công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC
Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng ngày 7.3.2018 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỉ đồng, 2 ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ. Cổ đông lớn của công ty là bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương. Mỗi người sở hữu tỉ lệ vốn góp 50%.
Công ty Mua bán nợ VNAMC ra đời sau gần 1 năm Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Cùng thời điểm đầu năm 2018, ngoài VNAMC, có hàng chục công ty mua bán nợ xấu khác ra đời. Mục tiêu chính của các đơn vị này nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.
Theo thông tin từ Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát.
Bộ Công an giao Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết nội dung Đơn của một số công dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020.
Quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định: Hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Ngày 8/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích. Ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 09 địa điểm đối với 3 bị can.
Các Quyết định, Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn theo quy định pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố ba cha con ông Trần Quí Thanh thuộc công ty Tân Hiệp Phát
18:13' - 10/04/2023
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát.
-
Chuyển động DN
Tân Hiệp Phát số hoá hoạt động mua hàng
12:05' - 08/04/2022
Việc vận hành SAP Ariba là một trong những dự án trọng điểm trong chiến lược số hóa giai đoạn 2021 – 2026 của Tân Hiệp Phát.
-
Chứng khoán
Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương liên tiếp bán ra cổ phiếu YEG
15:32' - 19/08/2021
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát liên tiếp bán ra cổ phiếu YEG, dù cho giá cổ phiếu đã giảm rất mạnh so với thời điểm mua vào.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
WinMart/WinMart+ chạm mốc 4.000 cửa hàng, tiếp tục phủ sóng thị trường bán lẻ nông thôn
10:48'
Với mục tiêu phục vụ gần 65 triệu dân số tại nông thôn, WinMart/WinMart+ đã chính thức khai trương cửa hàng thứ 4.000 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
-
Chuyển động DN
Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
07:47'
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.
-
Chuyển động DN
Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ EVNNPT trong sạch, vững mạnh
15:24' - 28/04/2025
Trong hai ngày 27-28/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Chuyển động DN
Wake-Up 247 hợp tác chiến lược với Manchester City tại Việt Nam
14:35' - 28/04/2025
Wake-Up 247 trở thành đối tác nước tăng lực chính thức của Câu lạc bộ (CLB) Manchester City tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2027.
-
Chuyển động DN
Đảm bảo điện phục vụ khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025
11:36' - 28/04/2025
Công ty Điện lực Tuyên Quang đã triển khai phương án cấp điện chi tiết, không thực hiện cắt điện trên địa bàn trong thời gian diễn ra các hoạt động lễ hội (trừ trường hợp xử lý sự cố).
-
Chuyển động DN
PC Hải Dương đi đầu trong thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
11:32' - 28/04/2025
Theo số liệu thống kê tại Điện lực Kim Thành, công tác thu tiền điện không dùng tiền mặt cho khách hàng mua điện trên địa bàn huyện Kim Thành kể từ tháng 01/2025 đến nay đạt 100%.
-
Chuyển động DN
Cuba ghi nhận đóng góp nổi bật của doanh nghiệp Việt Nam
09:00' - 27/04/2025
Cuba vừa vinh danh hai doanh nghiệp có vốn đầu tư của Việt Nam đã có những đóng góp tích cực tại nước này.
-
Chuyển động DN
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn vận hành ổn định công suất cao trong quý I/2025
19:16' - 26/04/2025
Trong quý II/2025, NSRP đặt mục tiêu sản xuất 2.294.000 tấn sản phẩm xăng dầu, đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Chuyển động DN
WinCommerce dự kiến mở thêm 1.900 cửa hàng tại nông thôn
15:37' - 26/04/2025
Trong năm 2025, WinCommerce tập trung mở rộng mạng lưới, mục tiêu đạt 4.500+ điểm bán vào cuối năm, mở trung bình 2 cửa hàng mới mỗi ngày, trong đó 1.900 cửa hàng được mở ở khu vực nông thôn.