Tăng kiểm soát chất lượng để xuất khẩu nông sản sang EU
Sáng 2/8, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam, Sở An toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Thực thi các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong Hiệp định EVFTA và RCEP.
Thông tin về cảnh báo của EU đối với nông sản, thực phẩm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, trong 2.708 cảnh báo EU đưa ra, Việt Nam bị 57 cảnh báo, chiếm2,1%. Tuy chiếm tỷ trọng không lớn, song số lượng cảnh báo cũng cần lưu ý khi cả năm 2023, Việt Nam chỉ có 67 cảnh báo từ EU.
Các sản phẩm bị EU cảnh báo như: thanh long, ớt, quế, đậu bắp, chôm chôm,...; cá, mực, tôm, ếch, ngao...; tinh dầu húng quế, mứt dừa, bánh phở... Địa phương có số lượng cảnh báo nhiều nhất là Tp. Hồ Chí Minh (23 cảnh báo), tiếp đến là Hà Nội, Tiền Giang...
Ông Ngô Xuân Nam cho biết, theo Quy định số (EU) 2024/1662 ngày 11/6/2024 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ 3 vào Liên minh châu Âu, Việt Nam có các sản phẩm thanh long chịu tần suất kiểm tra biên giới 30%, ớt 50%, đậu bắp 50%, sầu riêng 10%.EU sẽ rà soát 6 tháng/lần về áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu. Theo đó, EU có thể tăng/giảm tần xuất kiểm tra hoặc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm.“Nông sản thực phẩm và thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra biên giới theo quy định của EU nếu không có giải pháp kịp thời”, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.Trước xu thế các quốc gia/vùng lãnh thổ gia tăng các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) đối với nôngsản thực phẩm và thủy sản nhập khẩu, ông Ngô Xuân Nam đề nghị, các tổ chức cá nhân liên quan quan tâm góp ý cho thông báo dự thảo về biện pháp SPS của Thành viên WTO.Ở góc độ sản phẩm thủy sản, bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) cho biết, ở thị trường EU, thủy sản nuôi phải được xây dựng, triển khai và công nhận Chương trình giám sát quốc gia về tồn dư hóa chất kháng sinh (HCKS). Sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh phải có Chương trình giám sát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch và được công nhận.
Hàng năm, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu phải báo cáo EU về kết quả triển khai chương trình và định kỳ bị thanh tra. EU yêu cầu lập danh sách riêng cho các cơ sở sản xuất đùi ếch, ốc, và gelatin/collagen từ nguyên liệu thủy sản, và các cơ sở trong chuỗi sản xuất từ thu mua, sơ chế, kho lạnh, chế biến, tàu cấp đông đến tàu chế biến phải có trong danh sách này. Các quy định về chống khai thác IUU cũng phải được tuân thủ nghiêm ngặt.Tại hội nghị ông Lương Ngọc Quang, Cục Bảo vệ thực vật cũng chia sẻ, mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch thực vật. Việc tuân thủ giúp hàng hóa xuất khẩu được chấp nhận tại nước nhập khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo, hoặc hạn chế nhập khẩu. Với lĩnh vực bảo vệ thực vật, việc tuân thủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là quan trọng nhất. Đây là yêu cầu bắt buộc khi đưa hàng hóa xuất khẩuTheo ông Lương Ngọc Quang, việc cấp mã số dựa trên cơ sở tự nguyện của cơ sở và phải được quốc gia nhập khẩu chấp thuận. Ngoài ra, định kỳ Cục Bảo vệ thực vật và địa phương sẽ kiểm tra đánh giá, giám sát và duy trì theo định kỳ.Trong thị trường RCEP, số lượng sản phẩm được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất, hiện là 12 sản phẩm, thêm vào đó là dừa, chanh leo và ớt được xuất khẩu tạm thời. Kế tiếp là New Zealand có 5 sản phẩm. Mới nhất, Hàn Quốc vừa chính thức cấp phép thêm cho mặt hàng bưởi tươi.Để được xuất khẩu vào Trung Quốc thì phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm và ký kết nghị định thư. Doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện đăng ký theo Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc, đồng thời khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.Trong khi EU, dù được giảm thuế quan theo Hiệp định EVFTA, đặc biệt quan tâm đến mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu một thuốc bảo vệ thực vật chưa được EU thiết lập MRL (mức giới hạn dư lượng tối đa) và không có trong cơ sở dữ liệu thì sẽ được áp dụng mức mặc định là 0,01 mg/kg.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có thị phần lớn nhất trong ASEAN xuất khẩu vào EU
19:48' - 01/08/2024
Sau khi EVFTA thực thi, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng lên và Việt Nam trở thành quốc gia có thị phần lớn nhất so với các nước trong khu vực ASEAN xuất khẩu vào EU.
-
DN cần biết
Quả bưởi tươi Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc
19:48' - 01/08/2024
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã công bố quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp có thể đăng ký để xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc
12:38' - 31/07/2024
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức có văn bản thông báo với Cục Thú y đồng ý với Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khỉ sống từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu giải quyết dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng các dự án tồn đọng
11:35'
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marco Farani: Việt Nam sẽ có những đóng góp quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
09:24'
Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani tin rằng sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ đóng góp quan trọng và mang lại các giải pháp cho các vấn đề kinh tế và xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện ứng phó với bão USAGI gần biển Đông
21:45' - 14/11/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện các địa phương, bộ ngành liên quan về việc ứng phó với bão USAGI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng thuận tái khởi động dự án điện hạt nhân
20:33' - 14/11/2024
Khi hay tin Chính phủ đề xuất tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trước đây đều bày tỏ phấn khởi và đồng thuận cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý đầu tư công
20:32' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng
20:10' - 14/11/2024
Khảo sát thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy tiến độ triển khai hai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội là tính hành động
19:27' - 14/11/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội lần này là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Hai nước Việt – Trung cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh
17:54' - 14/11/2024
Chiều 14/11, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Hoa) ký kết Bản ghi nhớ về Cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh xảy ra sự cố, chậm trễ trong hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
17:27' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát tại Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.