Tăng lương chưa đi đôi với tinh giản biên chế mạnh mẽ
Báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho thấy, sau 3 năm thực hiện việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia đã thu được một số kết quả quan trọng.
Theo đó, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập ngân sách hàng năm có sự gắn kết chặt chẽ cùng hướng tới mục tiêu chung, tạo sự kết nối giữa chi tiêu của các ngành với kế hoạch tổng thể của địa phương, đáp ứng tính liên tục trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước được siết chặt; hạn chế việc tùy tiện điều chỉnh dự toán, từng bước gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Đồng thời, tạo tính chủ động cho các bộ, ngành trong việc dự báo khả năng thu ngân sách và nhu cầu chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ của bộ, ngành được giao; cấu chi ngân sách có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển cao hơn mục tiêu đã đề ra…
Báo cáo cũng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước 3 năm 2016-2018 ước đạt 54,68% kế hoạch 5 năm. Tuy nhiên, phần tăng thu chủ yếu là ngân sách địa phương, số thu từ sản xuất kinh doanh 2 năm liên tiếp không đạt dự toán (2017 và 2018) đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, cần phân tích, đánh giá nguyên nhân số thu nội địa tăng chậm, các khoản thu từ 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán trong những năm gần đây để có các giải pháp khắc phục hợp lý; đồng thời, để xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước các năm sau khả thi hơn.
Theo Ủy ban Tài chính ngân sách, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2011-2015 song việc điều chỉnh chính sách thu, công cụ điều tiết các khoản thu chậm đổi mới nên kết quả thu ngân sách Nhà nước chưa được như mong muốn; mặt khác, còn thể hiện công tác xây dựng và giao dự toán chưa chú trọng thực sự đến công tác phân tích, đánh giá và nhận định các yếu tố tác động.
Do đó, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ cần quan tâm, khắc phục những hạn chế đã và đang tồn tại trong nhiều năm; nâng cao chất lượng phân tích và dự báo nguồn thu để xây dựng dự toán thu chắc chắn, bảo đảm cân đối chung trong Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia.
Về chi ngân sách Nhà nước, trong 3 năm 2016-2018 ước đạt 54,4% kế hoạch 5 năm; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt mục tiêu 25-26%, tỷ trọng chi thường xuyên năm sau giảm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ quan tâm tới một số vấn đề như trong bối cảnh nguồn lực ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, phải đi vay để cân đối nhưng việc xây dựng, phân bổ và giao dự toán một số năm gần đây chưa sát với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến cuối năm dư kinh phí hoặc chưa phân bổ; việc trình phương án sử dụng số tiết kiệm chi chậm so với thời gian quy định.
Ngoài ra, việc triển khai thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn còn lúng túng, dẫn đến việc phân bổ, giao dự toán chậm, giao nhiều đợt, tiến độ giải ngân năm 2017, 2018 rất chậm.
Bên cạnh đó, cơ cấu chi ngân sách Nhà nước có chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa thật mạnh mẽ, tỷ lệ chi thường xuyên chưa giảm mạnh, đòi hỏi phải có những tính toán căn cơ, tiết kiệm chi thường xuyên triệt để, bảo đảm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước.
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công đã bảo đảm tăng bình quân khoảng 7%/ năm. Tuy nhiên, việc tăng lương chưa đi đôi với tinh giản biên chế mạnh mẽ và giảm chi đối với khu vực sự nghiệp công lập.
Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, Chính phủ cần tính toán kỹ về vấn đề này, việc điều chỉnh tiền lương cần đặt trong một tổng thể cân đối ngân sách Nhà nước bền vững và chắc chắn.
Theo Đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu , Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong 3 năm qua cũng đạt được nhiều kết quả. Riêng lĩnh vực thuế và hải quan đã cắt giảm, đơn giản hóa rất nhiều thủ tục hành chính.
Theo Chính phủ, từ năm 2016 đến cuối tháng 8/2018 đã thực hiện rà soát cắt giảm 174 thủ tục và đơn giản hóa 894 thủ tục hành chính, hiện đại hóa, đổi mới quy trình ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử tại 63/63 tỉnh thành phố, 100% các chi cục thuế, với khoảng 99% doanh nghiệp tham gia.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới, Ủy ban Tài chính ngân sách kiến nghị kiên quyết, quyết liệt thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương về quản lý thu ngân sách Nhà nước, thực hiện rà soát, có cơ chế quản lý chặt chẽ về ưu đãi đầu tư, chống chuyển giá.
Ngoài ra, tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý chi tiêu ngân sách Nhà nước; nghiên cứu bổ sung các chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ theo quy trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước./.
>>> Trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 2019
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Cuộc đua lãi suất huy động: Lãi suất cho vay về cơ bản vẫn được kiểm soát
11:37' - 18/10/2018
Cuộc đua lãi suất huy động đang ngày càng có dấu hiệu căng thẳng hơn về cuối năm với sự nhập cuộc của cả các ngân hàng lớn. Thậm chí có ngân hàng còn điều chỉnh tăng nhiều lần trong vài tháng qua.
-
Kinh tế Việt Nam
GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011
11:41' - 01/10/2018
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, GDP 9 tháng tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lên tới 12,65%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đồng yen giảm giá mạnh sau thông tin về người kế nhiệm Thống đốc BoJ
09:07'
Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng yen đã bất ngờ giảm giá mạnh so với đồng bạc xanh của Mỹ.
-
Tài chính
Malaysia nỗ lực giảm nợ công
07:33' - 05/02/2023
Trong số ba tổ chức xếp hạng tài chính uy tín, Moody's Investors Service và S&P Global Ratings hiện xếp hạng Malaysia ở mức A, trong khi Fitch Ratings xếp Malaysia vào hạng BBB+.
-
Tài chính
Người dân Nga mua lượng vàng kỷ lục trong năm 2022
08:06' - 04/02/2023
Theo dữ liệu, người Nga đã mua hơn 50 tấn vàng miếng trong năm 2022, gấp 10 lần so với năm 2021. Loại được tìm kiếm nhiều nhất là thanh 1 kg, chiếm khoảng 60% số lượng bán ra.
-
Tài chính
OECD: Cải cách thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ tạo ra thêm 220 tỷ USD
16:51' - 03/02/2023
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cải cách thuế doanh nghiệp tối thiểu sẽ giúp tạo ra thêm 220 tỷ USD thu nhập thuế trên toàn cầu.
-
Tài chính
Lâm Đồng: Tiết kiệm 10% dự toán, dành 70% nguồn tăng thu để cải cách tiền lương
14:08' - 03/02/2023
Lâm Đồng đặt chỉ tiêu thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2023, dành 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2022.
-
Tài chính
Giá Bitcoin đạt mốc cao nhất trong vòng 5 tháng qua
10:07' - 03/02/2023
Trong 24 giờ qua, giá Bitcoin đã vượt 24.000 USD - mốc cao nhất từ tháng 8/2022 đến nay. Vào lúc 9 giờ ngày 3/2 (giờ Việt Nam), biên độ giao dịch ở 23.427,10 - 23.581,90 USD (giá thấp nhất-cao nhất).
-
Tài chính
Các quỹ của EU có thể tài trợ tới 50% cho đường ống dẫn khí hydro Tây Ban Nha-Pháp
08:02' - 03/02/2023
Các quỹ của Liên minh châu Âu (EU) có thể tài trợ từ 30%-50% kinh phí lắp đặt đường ống dẫn khí hydro dưới biển giữa Tây Ban Nha và Pháp.
-
Tài chính
Goldman Sachs điều chỉnh tăng dự báo về các thị trường vốn mới nổi
07:36' - 03/02/2023
Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ, đã điều chỉnh tăng dự báo về các thị trường vốn mới nổi sau khi nhận thấy các nước đang phát triển hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại.
-
Tài chính
Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 5,8% dự toán
16:32' - 01/02/2023
Tổng cục Hải quan cho biết, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 1 năm 2023 đạt 24.852 tỷ đồng, đạt 5,8% dự toán, giảm 42,3% so với cùng kỳ năm 2022.