Tăng trưởng chung của các nền kinh tế APEC dự kiến đạt 6,3% trong năm 2021
Cơ quan hỗ trợ chính sách thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa công bố Báo cáo phân tích xu hướng ở APEC (ARTA) tháng 5/2021, với nhận định mức tăng trưởng chung của các nền kinh tế thành viên APEC sẽ đạt 6,3% vào năm 2021, khi “nhu cầu bị dồn nén” được giải phóng.
Việc phát triển và sản xuất nhiều loại vaccine cũng làm gia tăng sự lạc quan đối với sự phục hồi kinh tế lâu dài hơn.
Báo cáo ARTA cũng dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ ở mức 4,4% trong năm 2022 và 3,4% vào năm 2023. Theo các số liệu mới, tính chung, các nền kinh tế thành viên APEC sụt giảm 1,9% trong năm 2020, nhẹ hơn so với dự báo giảm 2,7% trong báo cáo ARTA vào tháng 5/2020, khi các biện pháp tài khóa tiếp tục được thực hiện đã thúc đẩy chi tiêu công và cải thiện đầu tư cũng như tiêu dùng hộ gia đình. Tiêu dùng hộ gia đình, động lực tăng trưởng chính của APEC, đã được cải thiện và trong nửa cuối năm 2020 chỉ giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019, sau khi giảm 7% trong nửa đầu năm. Xu hướng đầu tư cũng khả quan hơn, với mức giảm 6,1% trong nửa cuối năm 2020, sau khi giảm 10,5% trong nửa đầu năm. Theo báo cáo ARTA, các chính phủ thành viên APEC đã rút ra những bài học để kiểm soát đại dịch COVID-19 hiệu quả hơn, đồng thời người dân cũng đã thích nghi với những phương thức làm việc mới. Điều này đã dẫn đến việc từng bước nối lại các hoạt động kinh tế, giúp thúc đẩy tiêu dùng. Theo Tiến sỹ Denis Hew, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC, đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2020 có thể sẽ tiếp tục trong suốt năm 2021. Dù vậy, APEC vẫn tiếp tục phải đối mặt với những bất ổn đáng kể, phần lớn liên quan đến diễn biến của dịch, vấn đề mất việc làm do đại dịch và khả năng lạm phát cao hơn trong năm 2021 sẽ kìm hãm sức chi tiêu của người tiêu dùng. Ngoài ra, ông Hew cũng cho rằng kịch bản tái mở cửa nền kinh tế theo kiểu “bắt đầu-dừng lại” do các đợt bùng phát mới có thể kìm hãm hoạt động đầu tư. Báo cáo ARTA cảnh báo rằng sự phục hồi không đồng đều trong khu vực chủ yếu liên quan đến sự khác biệt về khả năng tiếp cận và sẵn có vaccine ngừa COVID-19. Đa số các nền kinh tế thành viên APEC có thể triển khai tiêm chủng rộng rãi từ giữa năm 2022 trở đi, với một số nền kinh tế dự kiến sẽ thực hiện điều này sớm hơn vào cuối năm 2021. Các hợp đồng mua vaccine được xác nhận cho đến nay có sự khác biệt giữa các nước thành viên APEC, dẫn đến sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ tiêm chủng, với một số nước chỉ có thể đảm bảo được 40% dân số được tiêm, trong khi con số này ở một số nước khác lại có thể đạt tới 80%. Báo cáo ARTA cũng chỉ ra rằng sự tiếp cận thiếu bình đẳng đối với các loại vaccine ngừa COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm sự phân hóa về tốc độ và mức độ phục hồi kinh tế trong khu vực. Các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn phụ thuộc phần lớn vào cơ chế "Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19" sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến dài hơn, khiến nỗ lực phục hồi kinh tế rất mong manh trong bối cảnh nguy cơ tái bùng phát dịch cao hơn./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Các nền kinh tế APEC cần chú trọng chia sẻ thông tin và vaccine phòng chống COVID-19
08:16' - 22/11/2020
Trong bối cảnh hiện tại, với những thiệt hại rõ ràng, giải pháp mang tính mấu chốt đó là các nền kinh tế APEC phải chia sẻ, trước mắt và quan trọng là chia sẻ vaccine phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
BoE: Kinh tế "xứ sở sương mù" vẫn trì trệ
15:57'
Thống đốc Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) Andrew Bailey cảnh báo rằng nền kinh tế Anh vẫn "đứng yên".
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng lớn nâng dự báo về giá vàng
14:31'
Kể từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng 10% và đạt ngưỡng 2.900 USD/ounce. Trong bối cảnh đó, UBS đã tiếp tục nâng mục tiêu giá cho kim loại quý này.
-
Ý kiến và Bình luận
Cuba kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng
08:46'
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào mục đích hòa bình phải được coi là nghĩa vụ toàn cầu để tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của công nghệ thông tin được ưu tiên.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt-Trung: Giáo sư Trung Quốc nhấn mạnh hiệu quả và tiềm năng hợp tác song phương
16:24' - 17/02/2025
Giáo sư Lưu Anh tại Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những thành quả hợp tác to lớn, thực chất trên nhiều lĩnh vực.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nêu bật thách thức đối với các nền kinh tế mới nổi trong năm 2025
08:52' - 17/02/2025
Các hạn chế thương mại toàn cầu, nợ chính phủ và những chính sách bảo hộ là các trở ngại chính đối với tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân châu Âu ủng hộ sử dụng AI tại công sở
20:56' - 14/02/2025
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả cuộc khảo sát cho biết hơn 60% số người châu Âu được hỏi có cái nhìn tích cực về robot và AI tại nơi làm việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam
13:03' - 14/02/2025
Theo trang mạng Thương báo quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, không khí tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thành phố Bằng Tường, Quảng Tây vẫn rất bận rộn.