Tăng trưởng kinh tế của Australia sẽ chậm lại trong bối cảnh lạm phát leo thang
Triển vọng kinh tế Australia trở nên "ảm đạm" hơn sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lần thứ hai trong vòng ba tháng, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,2% trong năm nay và 2,9% trong năm tiếp theo, thấp hơn lần lượt là 0,4 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm so với ước tính hồi tháng Tư. Nguyên nhân chính là do xu hướng tăng trưởng chậm lại ở các quốc gia lớn, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Giá thực phẩm và năng lượng tăng cũng thúc đẩy triển vọng lạm phát toàn cầu được điều chỉnh tăng lên, với mức tăng trưởng của giá dự kiến đạt 6,6% trong số các nền kinh tế tiên tiến, tăng gần 1 điểm phần trăm. * Lạm phát Australia sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay Phát biểu sau khi ABS công bố dữ liệu CPI quý II/2022, Bộ trưởng Chalmers cho rằng đó là các con số thách thức, tạo ra áp lực về chi phí sinh hoạt cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý giá năng lượng tăng đột biến gần đây vẫn chưa ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát của Australia. Ông nói: "Lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nữa. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trước khi bắt đầu hạ nhiệt. Thực tế là kết quả tăng trưởng kinh tế trong quý II/2022 của Australia chưa bao gồm đợt tăng giá điện trên diện rộng, bắt đầu từ tháng 7/2022". Theo Bộ trưởng Ngân khố, lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2022, ở ngưỡng 7,75%, sau đó giảm xuống 5,5% vào giữa năm 2023 và tiếp tục về mức 3,5% vào cuối năm này và duy trì ngưỡng này cho đến hết năm 2024. Các yếu tố giá cả hàng hóa quan trọng tác động vào lạm phát, bao gồm thực phẩm, xăng dầu, nhà ở và chi phí y tế, đã tăng đáng kể, cho thấy áp lực khó tránh khỏi đang đè nặng lên ngân sách hộ gia đình. Giá nhà ở mới của Australia trong năm tài chính 2021-2022 đã tăng đến 20,3%, nhờ sự hỗ trợ hào phóng của Chính phủ trong suốt thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Trong khi đó, giá xăng dầu đã tăng lên 32% do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trong khi đó, giá hàng hóa tăng 2,6% so với quý trước và 8,4% so với cùng kỳ năm trước, kéo dài xu hướng tăng giá mạnh hơn so với lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực chỉ ghi nhận mức tăng giá 0,6% so với quý trước và 3,3% so với năm trước. Mức tăng đáng chú ý được ghi nhận ở nhóm thực phẩm (tăng 2%) và nhóm đồ đạc, thiết bị gia đình và dịch vụ (tăng 2,5%). ABS cho biết, hàng hóa chiếm 79% mức tăng trong CPI của quý II/2022, phản ánh chi phí vận chuyển hàng hóa cao, nguồn cung hạn chế và nhu cầu mạnh kéo dài. Trưởng bộ phận thống kê giá của ABS, chuyên gia Michelle Marquardt, phân tích yếu tố giá nhiên liệu đã tăng và đạt mức kỷ lục trong quý thứ tư liên tiếp. Tất cả các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm đều tăng giá. Giá rau quả tăng 5,8% do thiên tai và lũ lụt gây ảnh hưởng ở các khu vực sản xuất chính của bang New South Wales và Queensland, làm gián đoạn nguồn cung trong nước. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 và chi phí vận chuyển, cũng như giá của mặt hàng phân bón tăng cao, cũng góp phần đẩy giá lên mặt bằng mới. * Thâm hụt ngân sách kỷ lục Phát biểu trong phiên họp Quốc hội ngày 28/7, Bộ trưởng Chalmers cho biết ông kỳ vọng kết quả ngân sách giai đoạn 2021-2022 của Australia sẽ cho thấy những cải thiện đáng kể nhờ giá quặng sắt, than và khí đốt hóa lỏng tăng cao kỷ lục trong năm tài chính vừa qua. Nhưng ông Chalmers cũng lưu ý việc chi tiêu hào phóng của Chính phủ tiền nhiệm nhằm hỗ trợ người dân trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 và các khoản thanh toán ngoài kế hoạch do lạm phát, kỳ vọng tiền lương cao hơn, cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ khiến ngân sách ước tính bị thâm hụt khoảng 33 tỷ AUD (23,5 tỷ USD) trong vòng bốn năm tới. Bộ trưởng Chalmers nói: "Các chương trình quan trọng của chính phủ có rủi ro ngược lại đối với tăng trưởng chi tiêu. Điều này bao gồm chi tiêu cho y tế, Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia, cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và trả lương công bằng hơn cho nhân viên chăm sóc người cao tuổi…". Tuy nhiên, nhờ nhu cầu thế giới vẫn tiếp tục tăng cao và giá khoáng sản quan trọng được giữ ở mức kỷ lục, ngân sách của Australia sẽ được bù đắp một phần bởi doanh thu xuất khẩu. Bộ trưởng Chalmers nhấn mạnh dự báo ngân sách đã có sự cải thiện so với mức thâm hụt 79,8 tỷ AUD (55,86 tỷ USD) trong dự báo ngân sách 2022-2023 mà chính phủ tiền nhiệm đưa ra vào tháng 3/2022./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Người Australia thận trọng hơn về thị trường bất động sản
08:14' - 29/07/2022
Người dân Australia có xu hướng do dự khi đưa ra quyết định về mua bán nhà ở, cho thấy thái độ thận trọng hơn đối với thị trường bất động sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Jetstar Airways của Australia nhận máy bay A321neo đầu tiên
15:06' - 28/07/2022
Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất nước Australia là Jetstar Airways thuộc Tập đoàn Qantas đã nhận chiếc máy bay A321neo đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Australia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia
14:51' - 28/07/2022
Lạm phát của Australia dự báo sẽ đạt đỉnh 7,75% vào cuối năm 2022, sau đó giảm xuống 5,5% vào giữa năm 2023 và tiếp tục về mức 3,5% vào cuối năm và duy trì ngưỡng này cho đến hết năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia tuyên bố đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm quốc gia
10:51' - 28/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Giám đốc Y tế Australia Paul Kelly ngày 28/7 tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp quốc gia.
-
Tài chính
Lạm phát tại Australia chạm đỉnh của 21 năm
14:23' - 27/07/2022
Báo cáo do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 27/7 cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm của Australia đã tăng lên 6,1%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.