Tạo “chỗ đứng” vững chắc cho hàng Việt
Theo bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, sau 6 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có tới 90% người tiêu dùng rất quan tâm đến cuộc vận động và 70% người tiêu dùng ưu tiên trong việc sử dụng.
Tuy nhiên, bà Nga cũng thừa nhận, vẫn còn số lượng không nhỏ người tiêu dùng thiếu nhiều thông tin về các hàng hoá Việt Nam có uy tín và các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra được các hàng hoá đạt chất lượng quốc gia, chất lượng quốc tế vượt qua rào cản kỹ thuật của các quốc gia khó tính của EU, Mỹ...
Tại hội chợ, triển lãm Tuần nhận diện hàng Việt Nam, anh Tạ Hoàng Long, ở tại Kim Mã Thượng (Hà Nội) cho biết, thông qua hội chợ, anh đã biết được nhiều hơn thông tin và sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng anh Long cũng lo ngại về việc gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn hàng hoá trên thị trường. Bởi những thương hiệu uy tín của Việt Nam hiện cũng bị làm giả, làm nhái, trà trộn hàng kém chất lượng khá nhiều.
Tuần nhận diện hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam được Bộ Công Thương triển khai mới đây đã gặt hái được nhiều thành công. Đây là kênh quan trọng để kết nối thông tin giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp, sản xuất ra hàng hoá, sản phẩm uy tín, chất lượng.
Qua đây, người tiêu dùng cũng biết đến Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá có chất lượng toàn cầu; hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được giải thưởng lớn của Nhà nước như thương hiệu quốc gia, chất lượng quốc gia, sản phẩm dịch vụ hàng hoá tiêu biểu.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc SaiGon Coop Mart cho hay, thông thường trước cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có khoảng 200.000 lượt khách/ngày tham gia mua hàng trên hệ thống, nhưng sau cuộc vận động thì năm nay đã có hơn 400.000 lượt khách tham gia chương trình này.
Ngay từ những ngày đầu tổ chức chương trình người tiêu dùng và hàng hoá chất lượng cao thì lúc đó chỉ có 28 nhà cung cấp tham gia hệ thống Coop Mart.
Trước chương trình Tuần nhận diện hàng Việt Nam và thực hiện cuộc vận động thì có 150 nhà cung cấp tham gia nhưng tới tới nay, Coop Mart đã có 600 nhà cung cấp tham gia cùng. Điều đó cho thấy, không chỉ người tiêu dùng, mà cả các doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn tới thương hiệu và hình ảnh hàng Việt trên thị trường.
“Nhà bán lẻ là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất với người tiêu dùng. Một sản phẩm có thương hiệu, chất lượng được đưa vào chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị trước hết sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng khi sử dụng, đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng tốt nhất. Ngược lại, sản phẩm tốt sẽ giúp thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp được nâng cao, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng”. - ông Nhân nói.
Nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia cho hay, xây dựng thị phần và thương hiệu phải xuất phát tại quốc gia làm ra sản phẩm.
Trong đó đòi hỏi thị phần của thương hiệu đó; xây dựng thương hiệu, nhận thức của người tiêu dùng, ưu tiên sử dụng hàng hoá đó; sau đó là xây dựng được tâm phần trong người tiêu dùng, để khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm là nghĩ đến dùng hàng trong nước.
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, để hàng Việt có thể ăn sâu vào tiềm thức và hành vi mua sắm của người tiêu dùng là vấn đề hết sức khó khăn. Doanh nghiệp Việt muốn xây dựng được thương hiệu thì trước hết phải xây dựng thương hiệu sản phẩm trên đất Việt Nam và có người Việt Nam ủng hộ.
Qua 6 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các doanh nghiệp ngành may mặc đã có bước tiến quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt.
“Cuộc vận động này tiếp tục kéo dài và được triển khai tốt chắc chắn sẽ xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng, không cần phải có sự điều phối nào mà khi sử dụng là nghĩ đến ưu tiên hàng Việt Nam. Tất nhiên, người sản xuất cũng phải quan tâm, cung ứng những sản phẩm có chất lượng tương đương. Có như thế thương hiệu, hình ảnh hàng Việt mới có chỗ đứng” - ông Trường cho biết.
Ông Lê Tiến Trường cũng cho rằng, khó khăn nhất hiện nay, để hàng hoá đến với người tiêu dùng và chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng, mấu chốt phải giải quyết được hàng giả, hàng nhái và sự cạnh tranh không bình đẳng.
Trong hội nhập, hàng hoá sẽ có nhiều nguồn hàng cạnh tranh, áp lực khiến các doanh nghiệp phải có sản phẩm thực sự tốt, chất lượng và giá cả hợp lý. Nhưng đó là trách nhiệm của doanh nghiệp.
Điều doanh nghiệp mong muốn là các sản phẩm trên thị trường phải được cạnh tranh bình đẳng, loại bỏ hàng lậu, trốn thuế... để không làm ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống chính sách phải tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong - ngoài trong nước.
Về vấn đề này, bà Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công Thương đã tổ chức và mời nhiều nhà phân phối như Sài gon Coop Mart, Fivi Mart, Big C, Lotte Mart, Aeon... để tạo cầu kết nối cung ứng hàng hoá.
Qua theo dõi, những đơn vị bán hàng Việt đều phát triển tốt. Chẳng hạn như Công ty Saigon Co.op, vươn lên là 1 trong 200 nhà bán lẻ hàng đầu của châu Á Thái Bình Dương.
Đây là những việc mà Bộ có thể hỗ trợ các nhà bán lẻ và doanh nghiệp sản xuất đưa hàng đến người tiêu dùng tốt nhất, để cả 3 bên cùng có lợi: đơn vị bán hàng, nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Ngoài ra, để đảm bảo sản xuất kinh doanh và cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị quản lý cạnh tranh, quản lý thị trường... tích cực triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, trên thị trường.
Với các giải pháp mạnh mẽ từ Bộ trong thời gian tới, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ tạo được chỗ đứng ngay trên sân nhà và người tiêu dùng Việt Nam cũng được đón nhận những sản phẩm chất lượng cao, uy tín./.
Đức Dũng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.