Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thương mại xuyên biên giới
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc giao thương giữa các quốc gia cũng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, để thực sự có môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng, mang tính động lực giúp khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu xuyên biên giới là vấn đề đang rất được dư luận xã hội quan tâm.
Trong giai đoạn mở cửa thị trường hiện nay, rất nhiều tổ chức, cá nhân và các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng về xuất nhập khẩu đều đang phản ánh thực trạng khó khăn, vướng mắc liên quan tới tình hình thương mại xuyên biên giới. Cụ thể như việc kiểm tra chuyên ngành trong xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, cập nhật thông tin chưa đồng bộ; đã nộp thuế qua online, nhưng phải chụp bản nộp cho cơ quan hải quan.
Hay như, thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản; các thủ tục hành chính còn nhiều điểm chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan. Dịch vụ logistics chưa có chuỗi toàn diện như cảng biển, kho tàng, bến bãi, nên còn phức tạp chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, hàng phải bảo quản lạnh chưa có chỗ chứa ở khu vực cảng. Trên các cửa khẩu sang Trung Quốc thường xảy ra ùn tắc hàng hóa trong khi đó chưa đầu tư xây dựng kho lạnh. Chi phí cho lao động tại cảng, giao thông nội địa cao gần gấp đội so với chi phí cảng biển. Lãi suất vay tăng cao, tỷ giá biến động trong biên độ cao. Hóa đơn đầu vào của các mặt hàng nông dân sản xuất chưa có nên khó khăn cho việc hạch toán chi phí. Nhà nước cũng còn đang bỏ trống và "thả lỏng" khung giá của một số loại phí và thuế. Nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp đa số chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, lái xe cũng cần phải đào tạo những kiến thức cơ bản trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng,... Điều này khiến cho hoạt động thương mại xuyên biên giới chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng, chưa tạo được động lực thúc đẩy giúp lĩnh vực xuất nhập khẩu có những đột phá mới. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương Lương Thu Hương cho biết, trong nhiều vấn đề vướng mắc của thương mại xuyên biên giới, nổi lên bức xúc là quy định về phòng cháy chữa cháy. Do ảnh hưởng hệ lụy từ nhận thức của các doanh nghiệp trong giai đoạn cách đây từ hơn 10 năm trước, không ít các doanh nghiệp đã xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh có vi phạm phần nào đó, nay thực hiện quy định mới về phòng cháy chữa cháy đang phải đứng trước 2 khả năng. Một là sẽ phải xây dựng mới toàn bộ nhà xưởng - cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn tới sự tốn kém, khó thực hiện. Hai là nếu không có thể sẽ phải đóng cửa doanh nghiệp. Đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, đại diện Hiệp hội Vận tải thành phố Hải Phòng cho biết, về cơ bản, sản phẩm hàng hóa xuất và nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam đi các nước trên thế giới bị tác động nhiều bởi các thủ tục hành chính; trong đó có thủ tục thông quan, hãng tàu kho bãi cấp phát vỏ container, cùng với các quy định về việc cung cấp thông tin cá nhân, xuất trình photocopy căn cước công dân hay sử dụng phần mềm GPGe Depot khó khăn, gây nhiều bức xúc lo ngại thông tin cá nhân bị lộ lọt, kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp. Một khó khăn nữa là việc khai báo hải quan hiện nay chủ yếu dưới hình thức phi mậu dịch như quà biếu, quà tặng qua đường chuyển phát nhanh; nhất là với các mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành. Đặc tính của hàng thương mại điện tử là số lượng nhỏ, giá trị thấp và do cá nhân gửi do vậy, các doanh nghiệp đang rất kỳ vọng Nhà nước sẽ quản lý hàng thương mại điện tử bằng cách sớm ban hành cơ chế tạo thuận lợi thương mại cho không chỉ doanh nghiệp mà kể cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Để hoạt động thương mại xuyên biên giới mang lại hiệu quả cao, ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh kiến nghị, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng, tiếp tục giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, rút ngắn các thủ tục xuất nhập khẩu thương mại, đầu tư; khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu xuyên biên giới; tăng cường để rút ngắn giai đoạn thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy mạnh mẽ hơn kinh tế số và thương mại điện tử, nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử… qua đó thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và minh bạch hóa trong công tác điều hành, quản lý nhà nước. Song song đó, các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của tỉnh, của Việt Nam ra thị trường nước ngoài, tập huấn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu không chỉ đối với Trung Quốc mà trong tất cả các quốc gia đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do song và đa phương (FTA) với Việt Nam vì đây là một thị trường có tiềm năng và rộng lớn; là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan; có lộ trình cắt giảm thuế quan, tiến tới phi thuế quan, giảm hoặc xóa bỏ thuế quan sẽ thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhập cuộc thương mại xuyên biên giới cùng sản phẩm lợi thế
12:28' - 15/11/2021
Muốn đẩy mạnh xuất khẩu xuyên biên giới, doanh nghiệp cần phải hiểu biết về thị trường nước nhập khẩu và tập trung vào những sản phẩm là lợi thế của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10' - 20/01/2025
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30' - 20/01/2025
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
21:30' - 20/01/2025
Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
20:21' - 20/01/2025
Hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43' - 20/01/2025
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17' - 20/01/2025
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58' - 20/01/2025
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20' - 20/01/2025
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45' - 20/01/2025
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.