Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nộp bổ sung thuế tại Việt Nam
Giảm hiện tượng trốn thuế, tránh thuế
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã thống nhất về nguyên tắc Giải pháp hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế, trong đó trụ cột thứ hai đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh né.
Thuế tối thiểu toàn cầu không phải điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng thuế suất thực tế ở Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Bộ trưởng Tài chính, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp. Việc ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng.
Việc áp dụng quy định này mang lại cho Việt Nam các cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ nguồn thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. "Việt Nam ủng hộ và chủ động áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nộp bổ sung thuế tại Việt Nam", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định
Thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nêu rõ: Hiện nhiều nước đã nội luật hóa các quy định về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.
Nếu Việt Nam không nội luật hóa các quy định này, các nước xuất khẩu vốn đầu tư sẽ được thu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (cho đủ mức 15%) đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng mức thuế suất thực tế dưới 15%.
Vì vậy, để bảo đảm giữ quyền đánh thuế của Việt Nam, Thường trực Ủy ban nhất trí cần ban hành văn bản pháp lý để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh có thể kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và yên tâm về môi trường pháp lý tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Chính phủ chưa triển khai kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để quy định các nội dung liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhất trí cần tạm thời ban hành Nghị quyết (thí điểm) của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu của OECD trước khi tiến hành sửa Luật.
Ủy ban đề nghị Chính phủ báo cáo rõ kế hoạch, thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và dự kiến về thời gian hiệu lực thi hành để bảo đảm các nội dung về thuế phải được quy định một cách thống nhất trong Luật.
Nhất trí với việc ban hành Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị phải đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam. Theo ông Vũ Hồng Thanh, doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đang được hưởng các chính sách thuế thấp hơn 15%. Nếu đánh thuế lên 15%, doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều hơn; do đó, phải có chính sách bù trừ vào khoản thuế, để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, việc ban hành quy định này là rất cần thiết giúp Việt Nam chống thất thu thuế. Ông Bùi Văn Cường thống nhất việc Nghị quyết bắt đầu áp dụng từ 1/1/2024.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Nghị quyết, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Đây là nội dung mới, khó, mang tính chuyên sâu, tác động đến các nhà đầu tư lớn trong nước cũng như nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về thẩm quyền ban hành, sự cần thiết, mục tiêu, tên gọi dự án Nghị quyết, đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát để đảm bảo các nội dung, giải thích từ ngữ bám sát các quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đối với các khái niệm chưa được quy định cụ thể tại các đạo luật, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, rà soát thận trọng để tuân thủ đúng các nguyên tắc do OECD hướng dẫn, đảm bảo tính chính xác, cụ thể, dễ hiểu theo từng nội dung, quy định.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, quy định rõ hơn về các giải pháp để đảm bảo việc triển khai thực hiện Nghị quyết, tránh phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế, cũng như cơ chế trao đổi thông tin hoặc phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; có phương án xử lý việc các tập đoàn đa quốc gia, công ty mẹ sử dụng hệ thống kế toán khác biệt với công ty thành viên tại Việt Nam, có thể dẫn tới chênh lệch số liệu khi tính nghĩa vụ thuế bổ sung. Các cơ quan liên quan cần phối hợp tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, các doanh nghiệp rõ hơn về Nghị quyết này./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Shakira bị cáo buộc nợ cơ quan thuế Tây Ban Nha gần 7 triệu USD
15:25' - 27/09/2023
Ngôi sao nhạc pop người Colombia Shakira đang đối diện cuộc điều tra mới của cơ quan công tố Tây Ban Nha khi bị cáo buộc lừa gạt cơ quan thuế nước này.
-
Thị trường
Philippines bác bỏ đề xuất giảm thuế nhập khẩu gạo
07:53' - 27/09/2023
Ngày 26/9, Văn phòng Tổng thống Philippines cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã bác bỏ đề xuất giảm thuế nhập khẩu gạo.
-
DN cần biết
Phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024
14:25' - 26/09/2023
Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024.
-
Ô tô xe máy
Vì sao châu Âu kêu gọi lùi thời hạn áp thuế xe điện đến năm 2027?
08:27' - 26/09/2023
ACEA cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh cần sớm hành động để lùi thời hạn thực thi các quy định đối với xe điện (EV) được mua bán giữa khối này và Anh mà theo dự kiến sẽ bị áp thuế 10%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cấp thiết và cẩn trọng!
16:10'
Sau dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được triển khai thời gian tới sẽ là dự án lớn nhất từ trước đến nay về quy mô nguồn vốn
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo quốc gia
16:08'
Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng không gian phát triển mới vùng Trung du và miền núi phía Bắc
15:19'
Thách thức có nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc và càng quan trọng hơn đó là việc nhận thức đúng về vị thế, đặc trưng, tiềm năng và thách thức của vùng
-
Kinh tế Việt Nam
Phân tích kỹ hiệu quả tổng thể của đường sắt tốc độ cao cho cả nền kinh tế
15:17'
Sáng 1/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và một số bộ, ngành liên quan đến Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành trung tâm điều hành thông minh thành phố Thủ Dầu Một
12:53'
Đây là trung tâm thứ 2 ở Bình Dương, sau Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh Bình Dương đi vào hoạt động từ tháng 4/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải cho phép mở lại sân bay Điện Biên từ 2/12
12:36'
Bộ Giao thông Vận tải cho phép Cảng hàng không Điện Biên hoạt động trở lại từ 00h01 ngày 2/12.
-
Kinh tế Việt Nam
Nắm thời cơ, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2024
12:35'
Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp để kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt kết quả cao và tạo đà cho năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo đạt hơn 2 tỷ USD
10:33'
Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 2 tỷ USD; sản lượng hàng hóa đạt khoảng hơn 4 triệu tấn, tăng 39,4%; số người xuất nhập cảnh đạt khoảng 350 nghìn lượt người, tăng 55,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết phân bổ ngân sách trung ương năm 2024
21:37' - 30/11/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.