Tạo đòn bẩy cho đầu tàu kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - Bài 3: Gỡ nút thắt về bộ máy và con người
Trong đó, một trong những nguyên nhân được nhìn nhận đó là bộ máy và con người trong hệ thống công vụ còn có nhiều hạn chế nhất định.
* Bộ máy quá tải
Tuy đã có nhiều nỗ lực thay đổi, cố gắng trong vận hành "cỗ máy" hành chính nhưng nhiều nơi, bộ máy còn hạn chế về tổ chức và con người. Nhiều địa phương có dân số lớn, nhân sự ít nên khó khăn trong quản lý. Khối lượng công việc lớn, nhiều sở, ngành không đủ người để xử lý công việc hàng ngày.
Liên quan những điểm nghẽn trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Vũ Tuấn Hưng - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ nêu thực tế, tính riêng đầu mối cơ quan trực thuộc huyện đã có sự khác nhau.
Nếu như huyện Nhà Bè, Cần Giờ chỉ có 7 đơn vị thì huyện Củ Chi tới 21 đơn vị, huyện Bình Chánh 16 đơn vị và huyện Hóc Môn là 12 đơn vị nhưng cơ bản tổ chức bộ máy và định biên chế vẫn giống nhau.
Quy mô dân số của nhiều xã rất cao, mật độ dân cư lớn như huyện Bình Chánh có 3 xã trên 100.000 dân; trong đó, xã Vĩnh Lộc A trên 160.000 dân; huyện Hóc Môn có 4 xã trên 75.000 dân; huyện Củ Chi có 3 xã trên 50.000 dân và huyện Nhà Bè có 1 xã trên 50.000 dân.Tuy nhiên, tổ chức bộ máy và biên chế các xã này cũng tương tự những xã có dân số và quy mô công việc ít hơn. Thực tiễn này dẫn đến bất cập lớn về khối lượng công việc, cán bộ nhưng chưa có cơ chế, phân cấp tạo sự chủ động cho chính quyền thành phố và các huyện trong việc điều tiết, bố trí cán bộ để thực hiện công việc.
Theo ông Vũ Tuấn Hưng, những năm gần đây, quy mô dân số, tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cả do mức sinh và cơ học đã tác động lớn đến đối tượng quản lý của các địa phương nhiều hơn so với trước. Trong khi đó, các chính sách vẫn thực hiện quy định tinh giản biên chế, tinh gọn đầu mối theo chủ trương chung của toàn quốc dẫn đến bất cập trong quản lý; quá tải công việc, áp lực công việc đối với cán bộ, công chức... Dân số của Tp. Hồ Chí Minh năm 2015 là hơn 8,1 triệu người, con số này năm 2021 là gần 9,2 triệu người. Nếu tính cả số chưa đăng ký hộ khẩu, dân số của thành phố hiện nay ước tính khoảng 14 triệu người. Thành phố Thủ Đức được thành lập từ ngày 1/1/2021 với diện tích tự nhiên là 211,56 km2 và quy mô dân số trên 1 triệu người. Theo thống kê của Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng công việc tham mưu giúp việc của UBND thành phố Thủ Đức (con số được tính theo khối lượng công việc của 3 quận gộp lại) năm 2020 cao hơn gần gấp đôi so với khối lượng công việc tại các Ủy ban nhân dân quận, huyện khác ở Tp. Hồ Chí Minh. Nếu khối lượng công việc của toàn thể khối quận huyện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh năm 2020 là 1.610.483 thì riêng UBND thành phố Thủ Đức là 208.218, số còn lại của các quận huyện (21 quận, huyện) chỉ còn là 1.402.200. Như vậy, thành phố Thủ Đức chiếm 19% khối lượng công việc trong khối UBND của Tp. Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, khó khăn vướng mắc của thành phố Thủ Đức trong phân cấp, uỷ quyền thời gian qua một số nội dung phân cấp uỷ quyền của Tp. Hồ Chí Minh cho thành phố Thủ Đức, phân cấp uỷ quyền của thành phổ Thủ Đức cho các đơn vị cấp dưới hiện chưa được thực thi.Hiện tại, thành phố Thủ Đức hoạt động như đơn vị hành chính cấp quận huyện. Do đó, công việc xử lý các thủ tục, hồ sơ đều dồn vào thường trực uỷ ban dẫn đến bị quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.
Là người theo dõi sát sao hoạt động của hệ thống chính quyền của Tp. Hồ Chí Minh nhiều năm qua, bà Phạm Phương Thảo - nguyên Chủ tịch HĐND Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, yêu cầu mới về xây dựng chính quyền đô thị và hoàn thiện mô hình thành phố trong thành phố đang đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, vận hành bộ máy phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị đặc biệt. Hiện nay, nhiều việc dồn lên HĐND, Ủy ban nhân dân và các sở, ngành thành phố. Quy định biên chế phường, xã, quận, huyện chưa phù hợp. Cán bộ, công chức, viên chức Tp. Hồ Chí Minh đang chịu nhiều áp lực trong thực thi công vụ. Tình trạng xin nghỉ việc, rời khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề đáng quan tâm. Bà Phạm Phương Thảo cho rằng, quản lý công chức theo biên chế sẽ không còn phù hợp trong xu hướng triển khai thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Do đó, cần giao cho Tp. Hồ Chí Minh có thẩm quyền và chủ động tính toán về số lượng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với thực tiễn theo hướng tinh giảm biên chế.Trước mắt, đối với những phường, xã có quy mô dân số đông, tính chất công việc phức tạp và nhiều áp lực, cần phải có đủ nhân sự đáp ứng yêu cầu phục vụ dân, không thực hiện một cách “cào bằng” giữa các quận/huyện.
* Sức ì từ đội ngũ cán bộ
Trước tác động của nhiều yếu tố, áp lực công việc nên thời gian qua, nhất là từ sau đại dịch COVID-19, tại Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, “không làm, không sai”... đã khiến cho công việc nhiều nơi bị đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng.
Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, sự sụt giảm kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh có một phần đến từ vấn đề nội tại của bộ máy công vụ. Qua quan sát có thể nhận ra các sự vụ liên quan đến pháp lý thời gian vừa qua khiến đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ có tâm lý e dè, cẩn trọng trong giải quyết công việc.
Nguyên nhân rõ ràng là từ chính sách ứng xử không nhất quán từ trước đến sau, khi tình thế “nước sôi lửa bỏng” thì khuyến khích, hoan nghênh cán bộ phải linh hoạt, quyết đoán, sáng tạo, nhưng khi tình thế qua đi lại bắt đầu xét, đối chiếu theo các quy định và quy vào lỗi sai phạm, kỷ luật.
Vấn đề “sợ trách nhiệm”, “tâm lý e dè, cầm chừng” của đội ngũ cán bộ cũng được lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh chỉ rõ có tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức của Tp. Hồ Chí Minh sợ trách nhiệm, sợ sai, thiếu chủ động, sáng tạo trong thi hành công vụ. Các sở, ban, ngành còn chậm, thiếu đồng bộ trong thực hiện, cơ chế đánh giá hiệu quả thực thi nhiệm vụ của các đơn vị chưa rõ ràng, chưa tạo động lực thúc đẩy thực thi nhiệm vụ. Thực trạng sụt giảm vai trò đầu tàu kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh được Nghị quyết số 31 – NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định, tiềm năng, lợi thế của thành phố chưa được khai thác hiệu quả.Tính vượt trội, sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực, dẫn dắt đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm, kinh tế tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp. Những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm thì nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh, trở thành điểm nghẽn cản trở sự phát triển của Thành phố.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên được Bộ Chính trị chỉ rõ chủ yếu là do tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ý thức trách nhiệm, vì lợi ích chung của một số cấp uỷ, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên của Thành phố chưa cao; chưa tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố.Một số ban, bộ, ngành trung ương chưa thực sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho thành phố, dẫn đến một số chủ trương thực hiện chậm hoặc chưa đầy đủ, nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ, giải quyết.
Để khắc phục sức ì trong đội ngũ cán bộ, công chức, tháng 5 vừa qua, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, vì sự phát triển Tp. Hồ Chí Minh". Phong trào nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang thành phố. Với phong trào này, Tp. Hồ Chí Minh khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ có tư duy sáng tạo, mạnh dạn đề xuất ý tưởng cách làm đột phá nhằm tháo gỡ, giải quyết những bất cập trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp thực tiễn./. Tạo đòn bẩy cho đầu tàu kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - Bài 1: Ngày càng ì ạchTạo đòn bẩy cho đầu tàu kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - Bài 2: Loay hoay với “chiếc áo chật”
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo đòn bẩy cho đầu tàu kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - Bài 1: Ngày càng ì ạch
15:53' - 20/06/2023
Vấn đề đầu tàu kinh tế Tp. Hồ Chí Minh có dấu hiệu hụt hơi, giảm tốc đã được đề cập đến trong nhiều năm qua với các chỉ số đáng lo ngại trong tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh thu được khoảng 2.700 tỷ đồng từ phí hạ tầng cảng biển
14:55' - 20/06/2023
Tính từ ngày 1/4/2022 đến ngày 31/5/2023, tổng số phí hạ tầng cảng biển Tp. Hồ Chí Minh đã thu được 2.665 tỷ đồng. Kinh phí này đã được dùng để đầu tư các dự án kết nối vào cảng biển.
-
Doanh nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh tái khởi động chương trình kích cầu đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp
17:57' - 19/06/2023
Chương trình kích cầu đầu tư dự kiến được Tp. Hồ Chí Minh tái khởi động trong vài tháng tới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
-
Đời sống
Tra cứu điểm thi lớp 10 Tp. Hồ Chí Minh năm 2023 cập nhật mới nhất
16:21' - 19/06/2023
BNEWS cập nhật mới nhất điểm thi lớp 10 năm học 2023-2024 tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều cơ chế chính sách đã trở thành “chiếc áo quá chật” đối với Tp. Hồ Chí Minh
18:32' - 17/06/2023
Sự suy giảm kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh cũng đã bộc lộ những nhược điểm, tồn tại toàn bộ cơ cấu kinh tế và thể chế quản lý của thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.