Tạo lập môi trường thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển
Phát biểu tại tọa đàm, TS. Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, trong hơn 30 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 2001 - 2016, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển; doanh nghiệp tư nhân phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh, từ trên 55.236 doanh nghiệp (năm 2002) lên khoảng 500.000 doanh nghiệp (năm 2016) với nhiều loại hình đa dạng. Hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân dần được nâng lên, có tỷ trọng đóng góp GDP khoảng 39 - 40%. Khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế; thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.Trong đó, đáng chú ý là đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.
Tuy nhiên, nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Trong đó, cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ. Hơn nữa, trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác.Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu.
Theo PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Nghị quyết Trung ương 5 khi đi vào cuộc sống sẽ thực sự cổ vũ động viên mạnh mẽ 500.000 doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển đúng hướng và bền vững. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 5 cũng thổi bùng tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo của hàng triệu lao động có trí tuệ, tâm huyết để đến năm 2030 nước ta có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 60-65% GDP cả nước. TS Lê Xuân Nghĩa, Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh thông tin, Hội nghị Trung ương 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) tháng 5/2017 đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có trên 1,5 triệu doanh nghiệp tư nhân và đóng góp 55% GDP của cả nước.Đây không phải là mục tiêu quá lớn so với tốc độ phát triển kinh tế tư nhân bình quân 14 – 15% trong 10 năm qua và cũng không quá lớn so với tỷ trọng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP của các nước có thu nhập/đầu người trung bình trong khu vực (65%-75%).
Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo, phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng gặp những khó khăn lớn. Chẳng hạn, ở Việt Nam không có quá trình tích sản lâu đời của tư nhân như ở các nước do trải qua các cuộc cải tạo tư bản tư nhân và cơ chế kế hoạch hóa tập trung.Vì vậy, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp tư nhân rất yếu, vốn tự có thấp, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, kể cả vốn cố định và vốn lưu động.
Do tài chính tích lũy rất yếu nên hầu như ít có doanh nghiệp có chi phí thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển, hoặc đầu tư công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam ít có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, cả về khía cạnh tài chính và nhân lực.
Ông Lê Xuân Nghĩa cũng đưa ra ví dụ cụ thể như một số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư công nghệ và nhân lực thì chi phí tài chính cho đầu tư cũng quá lớn và hiệu quả thực tế không còn nhiều, đủ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cũng do nền tảng tài chính yếu kém mà các hoạt động phụ trợ cho sản xuất kinh doanh như thiết kế sản phẩm, quảng bá, truyền thông, quảng cáo và triển lãm hàng hóa đều rất hạn chế.Trong đó, truyền thông có vai trò quyết định của kinh doanh hiện đại lại là điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Thêm nữa, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn bị thua thiệt bởi các rào cản về thương mại, kinh doanh và đầu tư, kể cả các rào cản tiếp cận đất đai và các cơ hội kinh doanh.
Điều này khiến cho chi phí bằng tiền và bằng thời gian (cũng là tiền) về các thủ tục hành chính và pháp lý vượt trội so với doanh nghiệp nước ngoài.Loại chi phí này chưa được gỡ bỏ thỏa đáng. Các doanh nghiệp Việt Nam còn chịu tác động rất lớn bởi tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, buôn lậu và hoạt động hạn chế cạnh tranh công bằng đến từ nước ngoài và trong nước.
Với thể trạng tài chính yếu kém, khả năng chống chịu rủi ro thấp thì đây là những bất lợi trực tiếp đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn.Do đó, để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ và chủ động trong việc phát triển những mối quan hệ hợp doanh giữa Nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước với tư nhân nước ngoài.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cần có cam kết để thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào tăng trưởng xanh
19:17' - 17/12/2017
Việc ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi là chưa đủ mà quan trọng là chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp cần thông thoáng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nghị thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân
22:24' - 12/12/2017
Nhóm chuyên gia nghiên cứu thuộc Liên minh VBF đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất cho khu vực doanh nghiệp tư nhân có thêm động lực, tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
VBF cuối kỳ 2017: Nâng cao năng suất thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân
20:46' - 11/12/2017
Nội dung chính của Diễn đàn VBF cuối kỳ năm 2017 sẽ bàn tới những giải pháp nhằm nâng cao năng suất, thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
15:35'
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ hai nước khi được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường Thái Lan vẫn còn dư địa cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam
15:34'
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực đưa cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng về đích sớm
14:53'
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua tỉnh An Giang đang được đẩy nhanh thi công với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực
13:04'
Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp
10:47'
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
-
Kinh tế Việt Nam
3 thành phố của Việt Nam đều tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
10:44'
Trung tâm Nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink vừa công bố Bảng xếp hạng “Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.