Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho chuỗi nông sản, thực phẩm Việt
Nông sản, thực phẩm Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng thế giới biết đến, nhưng để có thể khai thác các thị trường hiệu quả, người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm cần tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững.
Đây là nội dung được các địa biểu chia sẻ tại “Hội thảo đẩy mạnh thương mại nông sản và thực phẩm trong bối cảnh hậu đại dịch và suy giảm kinh tế toàn cầu” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh, chiều 19/10.
Ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc phụ trách ITPC cho biết, năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm không chỉ đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà đã xuất khẩu đến thị trường nhiều nước trên thế giới. Bằng chứng là nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm Việt đã vươn ra thị trường các nước thông qua xuất khẩu trực tiếp lẫn gián tiếp.
Sản phẩm của doanh nghiệp Việt xuất hiện ngày càng nhiều tại các siêu thị lớn thuộc các hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển khá tốt phương thức xuất khẩu hàng hóa thông qua các siêu thị lớn đang đầu tư tại Việt Nam. Giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua hệ thống phân phối hiện đại đang hiện diện tại Việt Nam tăng dần qua các năm. Hàng Việt Nam được người tiêu dùng của nhiều quốc gia ngày càng quan tâm và đón nhận, từ nông sản, trái cây tươi như dừa, thanh long, chuối, vải… đến hàng thực phẩm chế biến với mỳ, phở ăn liền, gia vị, đồ uống; thủy sản như tôm, cá tra… Đến nay, các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt đã có mặt tại nhiều thị trường thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Ý, Pháp, Anh, Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Phi, Bắc Mỹ...Người bán phải luôn đặt mình vào địa vị người mua, xem người mua cần gì, chọn mua thì được lợi gì, khác gì so với sản phẩm khác. Sự bắt mắt, khơi gợi tò mò có thể khiến khách hàng mua lần đầu, nhưng để trở thành sản phẩm sử dụng thường xuyên, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Tổ chức Nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence Inc dự báo trong giai đoạn 2021 – 2026, ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên đến 8,65%. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh còn chịu nhiều tác động của dịch bệnh, giá cả nguyên phụ liệu tăng cao, tiềm năng tăng trưởng của ngành lương thực, thực phẩm vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng, sự an toàn, tính bền vững nên doanh nghiệp phải thay đổi để đap ứng đúng nhu cầu. Ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Xuất khẩu trái cây Vina T&T chia sẻ kinh nghiệm, muốn xuất khẩu đi các quốc gia khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng hàng hóa mà thị trường yêu cầu. Với mặt hàng trái cây tươi phải thu hoạch, xử lý, vận chuyển từ trang trại tới nhà máy trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo chất lượng và có công nghệ bảo quản hiệu quả. Song song với việc đáp ứng tiêu chuẩn chung, doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu được đối tác. Dựa vào kinh nghiệm xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ làm việc với các đối tác, có thể thông qua mối quan hệ trước đó hay đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại nước sở tại để biết được hình thức hoạt động, kinh doanh của đối tác, từ đó đưa ra những phương án hợp tác lâu dài, hai bên cùng có lợi. “Bất cập hiện nay của chuỗi nông sản Việt là các hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp sản xuất ra khối lượng lớn, nhưng lại không có đầu ra ổn định và giá trị sản phẩm không cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhà phân phối lại không biết mua sản phẩm ở đâu đảm bảo được chất lượng và số lượng. Thị trường đang đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Do đó, giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề trên là hình thành chuỗi liên kết ngang, dọc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp và hợp tác xã là con đường tất yếu tạo sự ổn định cho sản xuất và tiêu thụ, từng bước nâng cao chất lượng và uy tín của các mặt hàng nông sản Việt cả trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu”, Giám đốc Công ty Xuất khẩu trái cây Vina T&T khuyến nghị. Việt Nam có lợi thế sản xuất đa dạng các loại nông sản, trái cây, nhưng cũng chịu sự cạnh tranh của nhiều quốc gia khác. Do đó, khi xác định thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp nghiên cứu các ưu, nhược điểm sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của các quốc gia. Để sản phẩm đạt được giá bán tốt nhất trên thị trường, doanh nghiệp cần cắt giảm các khâu trung gian và xây dựng quy trình xuất khẩu được giám sát nghiêm ngặt từ vùng trồng đến người tiêu dùng./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo tiếp tục tăng khá
14:04' - 16/10/2022
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng khá.
-
Hàng hoá
Nông sản tuần qua: Giá gạo Thái rơi xuống mức thấp của hai tháng
17:31' - 15/10/2022
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm xuống mức thấp hơn 2 tháng trong tuần này do đồng baht suy yếu và nhu cầu giảm, trong khi giá gạo Việt Nam ổn định ở mức cao của nhiều tháng do lo ngại nguồn cung.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản
15:38' - 14/10/2022
Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản đến năm 2030 và Chương trình hỗ trợ phát triển tiêu thụ hàng Việt.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu yến sào
15:29' - 12/04/2025
Yến sào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2025
19:43' - 11/04/2025
Từ ngày 4 - 6/9/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2025 lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Thị trường
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 – 1/5: Nhiều đường bay "cháy vé", giá tăng cao
09:55' - 11/04/2025
Dữ liệu cho thấy, nhiều chặng bay đến các điểm du lịch nổi tiếng đã gần kín chỗ, trong khi giá vé máy bay phổ thông đang tiệm cận mức cao nhất tương đương dịp Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan
17:47' - 10/04/2025
Tuy chính sách thuế quan đã được tạm hoãn áp dụng với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày, nhưng tương lai của các siêu thị châu Á và cửa hàng tạp hóa chuyên biệt tại Mỹ vẫn còn chưa chắc chắn.
-
Thị trường
Người tiêu dùng Trung Quốc cân nhắc chi tiêu trước “bão” thuế quan
06:53' - 10/04/2025
Người tiêu dùng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) sẵn sàng từ bỏ các thương hiệu Mỹ nếu điều đó giúp tránh được tác động từ cuộc chiến thương mại đang leo thang với Washington.
-
Thị trường
Nhiều khuyến mãi hấp dẫn tại Lotte Mart
14:28' - 09/04/2025
Từ 09/4 đến 22/4/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “1 lựa chọn 1000 lợi ích” với nhiều ưu đãi độc quyền từ các nhãn hàng riêng chất lượng của Lotte Mart.
-
Thị trường
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may – thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2025
13:42' - 09/04/2025
Năm nay là năm thứ 35 mà VINATEX cùng với Công ty Tổ chức Triển lãm CP Exhibition Hong Kong và các đối tác đồng tổ chức Saigontex.
-
Thị trường
iPhone có nguy cơ biến thành mặt hàng siêu sang vì thuế quan
21:27' - 08/04/2025
Loạt thuế quan mới, nhắm vào các quốc gia châu Á nơi Apple lắp ráp sản phẩm, có thể đẩy giá iPhone lên mức "siêu sang" nếu công ty này buộc phải chuyển chi phí sang người tiêu dùng.
-
Thị trường
Việt Nam nổi bật tại Triển lãm thực phẩm và đồ uống ở Singapore
19:56' - 08/04/2025
Việt Nam nổi bật với hơn 50 doanh nghiệp tham gia triển lãm, thu hút sự chú ý quan tâm của đông đảo khách tham quan.