Tạo môi trường cạnh tranh công bằng để phát triển ngành mía đường
Chính vì vậy, để ngành mía đường có thể tồn tại và phát triển, đảm bảo sinh kế cho nông dân trồng mía, cần có giải pháp chống buôn lậu đường cát hiệu quả, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho đường sản xuất trong nước và đường nhập khẩu.
Đây là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam do Bộ Tài chính - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 30/10.
*Ngành mía đường lao đao Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện có 40 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất đường (32 công ty sản xuất, 8 công ty thương mại); trong niên vụ sản xuất 2018-2019 các nhà máy đường sản xuất được 1.173.933 tấn đường giảm hơn 300.000 tấn so với niên vụ 2017 – 2018.Tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30 - 60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Chi phí đầu tư mỗi 1ha mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3 - 4 triệu khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng đầu tư càng lỗ. Đã có 1/3 số nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu.
Lý giải thực trạng trên, ông Cao Anh Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam phân tích, hiện nay tổng nhu cầu tiêu thụ đường của cả nước khoảng 1,6 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất của các nhà máy đường trong nước đạt 1,2 triệu tấn/năm.Nghĩa là cung chưa đủ cầu và doanh nghiệp có thể bán được đường với giá cao hơn, nông dân cũng có thể bán mía nguyên liệu cao hơn nhưng trên thực tế, lượng đường nhập lậu từ Thái Lan (thông qua Campuchia) có thể lên đến 800.000 tấn/năm khiến nguồn cung vượt cầu, giá đường trong nước giảm sâu.
Thêm vào đó, đường cát Thái Lan được trợ giá nên khi nhập lậu vào Việt Nam có giá rẻ hơn đường sản xuất trong nước khiến đường trong nước không tiêu thụ được, trung bình mỗi nhà máy đường đang tồn kho từ 10.000 – 40.000 tấn đường.
Mặt khác, theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ 5%. Trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép từ tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA sẽ càng tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường. Ông Trương Văn Ba, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng thừa nhận, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng. Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh phía Tây Nam rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. Đường lậu chủ yếu tập trung ở những tỉnh trọng điểm như Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Trị, Kiên Giang với phương thức hoạt động ngày càng tinh vi. Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, san chiết, phối trộn đóng gói, sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ. Ngoài ra các đối tượng buôn lậu còn dùng thủ đoạn đưa bao bì in trong nước, đem sang bao ở nước ngoài (thường là Campuchia), như vậy đường nhập lậu đã có nhãn mác Việt Nam và nếu không bắt được quả tang trên biên giới thì rất khó chứng minh có phải đường lậu hay không. Thống kê của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, từ năm 2018 đến cuối tháng 9 năm 2019, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 876 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 1 tỷ đồng, thu giữ hơn 3.000 tấn đường vi phạm trị giá trên 12,5 tỷ đồng. Nhưng con số trên so với ước tính lượng đường nhập lập vào Việt Nam chỉ như “muối bỏ bể”. Theo ông Trương Văn Ba, việc phòng chống buôn lậu đường gặp nhiều khó khăn do chênh lệch về giá cả của mặt hàng đường cát giữa Việt Nam và đường cát Campuchia nhập từ Thái Lan hiện nay vẫn còn khá cao trong khi đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài, nhiều kênh rạch, đường mòn, lối mở; nhiều kho hàng vẫn còn tồn tại trong khu vực biên giới.Các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, hợp thức đường lậu bằng hóa đơn chứng từ, hồ sơ bán đấu giá tài sản của các lực lượng chức năng. Ngoài ra, khi đường vào trong nội địa, các lực lượng thay đổi bao bì nhãn mác của Việt Nam để qua mặt các lực lượng chức năng, gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.
Mặt khác các quy định của pháp luật liên quan đến ghi nhãn hàng hóa đối với hàng lậu bị tịch thu bán đấu giá, giám định mặt hàng đường cát còn thiếu, sơ hở, bất cập. Quy định hiện nay cho phép cơ sở phối trộn, đóng gói, san chiết đường mua nguồn từ các nhà máy sản xuất khác để đóng thành sản phẩm đăng ký tên cơ sở mình, các đường dây buôn lậu tận dụng kẽ hở này để kinh doanh đường nhập lậu. *Cần môi trường cạnh tranh lành mạnh Ông Lê Văn Quang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Lam Sơn chia sẻ, vào năm 2015 khi đường nhập lậu chưa bùng phát, doanh nghiệp mía đường trong nước bán đường với giá 15.000 đồng/kg và thu mua mía cho nông dân với giá 1,15 triệu đồng/tấn.Với mức giá đó, cả doanh nghiệp mía đường và nông dân trồng mía đều sống khỏe. Tuy nhiên, do giá đường trong nước cao nên tình trạng buôn lậu đường ngày càng phức tạp với khối lượng lớn khiến cung vượt cầu, doanh nghiệp mía đường buộc phải giảm giá đường và hạ giá thu mua mía nguyên liệu.
Theo ông Lê Văn Quang, mặc dù các doanh nghiệp mía đường đã ý thức được việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc phát triển vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ, tận dụng phụ phẩm nhưng giá đường của Việt Nam vẫn cao hơn Thái Lan do phải đối mặt với sự cạnh tranh bất bình đẳng dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi, có hệ thống trên quy mô lớn. Chính vì vậy, phải có giải pháp triệt để chống buôn lậu đường cát. Chỉ khi đường sản xuất trong nước được cạnh tranh công bằng, lành mạnh với đường nhập khẩu chính ngạch ngành mía đường mới phát triển được, từ đó đảm bảo sinh kế cho nông dân trồng mía. Ông Trương Văn Ba cho biết, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp với các địa phương tăng cường lực lượng nắm chắc tình hình phương thức, quy luật hoạt động tập kết, vận chuyển đường kính của các chủ đầu nậu để bố trí lực lượng, phương tiện thường trực chốt chặn 24/24h để đấu tranh chống buôn lậu nói chung và đường cát nói riêng. Bên cạnh việc chống buôn lậu của cơ quan chức năng, Nhà nước và các địa phương địa phương cần hỗ trợ để phát kinh tế biên giới, hỗ trợ, tạo công việc làm ăn ổn định cho người dân. Song song đó, tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân đối với tác hại của đường lậu, vận động không tham gia tiếp tay, vận chuyển hàng lậu cho các chủ đầu nậu. Về phía Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các công ty, nhà máy sản xuất và nông dân cần đầu tư nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu chính đáng của người tiêu dùng; vừa cạnh tranh với ngoại nhập sẽ góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Mía đường Sơn La chia cổ tức tiền mặt 50%
19:52' - 12/10/2019
Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (SLS) vừa thông qua quyết định chi trả cổ tức năm 2018-2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Mía đường Trà Vinh thông báo chính sách đầu tư, thu mua mía
12:26' - 07/05/2019
Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh vừa thông báo chính sách đầu tư trồng, chăm sóc và giá thu mua mía nguyên liệu cho niên vụ 2019-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Sử dụng sai mục đích, Công ty Mía đường Tây Nam bị thu hồi 30ha đất
17:11' - 12/04/2019
Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, Công ty thực hiện không đúng phương án đầu tư, sử dụng đất không đúng mục đích, chậm nộp tiền thuê đất và không còn nhu cầu sử dụng đất…
-
Chứng khoán
Mía đường Sơn La chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 30%
07:31' - 11/12/2018
Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2017-2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành mía đường làm gì để hội nhập?
14:38' - 14/09/2018
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến niên vụ 2018-2019 lượng đường cung cấp trên thị trường cả nước là trên 2,2 triệu tấn.
-
Doanh nghiệp
Tái cơ cấu ngành mía đường theo hướng đầu tư khoa học công nghệ
15:21' - 25/05/2018
Ngành mía đường Việt Nam đang có kế hoạch thực hiện tái cơ cấu theo hướng đầu tư khoa học công nghệ, nhằm tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Khẳng định vai trò tiên phong của TTXVN - cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện quốc gia
17:04'
Mỗi dịp tháng 4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí TTXVN lại được tổ chức, vinh danh những tác giả đã không ngừng sáng tạo để có những sản phẩm báo chí chất lượng, tạo sự lan tỏa, mang lại hiệu ứng xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi tố đôi nam nữ trộm 80 điện thoại trị giá 600 triệu đồng
16:47'
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đôi nam nữ trộm 80 điện thoại trị giá 600 triệu đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả dành cho trẻ em
15:37'
Ngày 25/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang mở rộng điều tra một đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả dành cho trẻ em với quy mô lớn ở Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ninh khánh thành cầu Hoà Bình nối 2 xã biên giới huyện Châu Thành
15:31'
Ngày 25/4, tại xã Hòa Thạnh (huyện Châu Thành), tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Hòa Bình bắc qua kênh Sóc Hòa Hội kết nối mạng lưới giao thông tuyến biên giới của tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá vé mới qua phà Cát Lái và Bình Khánh từ ngày 5/5
12:50'
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong vừa có thông báo về giá dịch vụ sử dụng phà tại bến phà Cát Lái và bến phà Bình Khánh. Giá vé mới áp dụng từ ngày 5/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12'
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh Hà Nội được nghỉ mấy ngày dịp 30/4 và 1/5?
11:09'
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5 (tức là từ Thứ Tư đến hết Chủ nhật).
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động rượu vang châu Âu nhiễm chất ô nhiễm “vĩnh cửu”
10:36'
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 23/4 đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trong rượu vang sản xuất tại châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
Hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn – Nơi ghi dấu chiến công hiển hách
10:34'
Trong con hẻm giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh có một “địa chỉ đỏ” – một chứng tích lịch sử đậm dấu ấn kiên cường, quả cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.