Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thừa Thiên - Huế
Ngày 30/5, tại khu vực Đại Nội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam phối hợp với Công ty Liên Minh Xanh và Dự án Trường Sơn Xanh của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hoạt động “Giới thiệu sản phẩm bền vững”.
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được giới thiệu tới khách du lịch tại đây là kết quả của những khóa đào tạo kỹ thuật nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân, bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Các sản phẩm túi xách, mũ, quà lưu niệm, xà bông, dược liệu... của các hợp tác xã đã được giới thiệu dưới những gian hàng, khu vực trưng bày để người dân cùng đông đảo du khách đến Đại Nội Huế tìm hiểu, tham quan và mua sắm. Bên cạnh đó, du khách còn được lắng nghe những câu chuyện từ bà con làm nghề thủ công mỹ nghệ đến từ các hợp tác xã, trải nghiệm cách tạo ra sản phẩm thủ công, có cơ hội tìm hiểu các loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng đang sinh sống ở trên dãy Trường Sơn. Đến du lịch ở Đại Nội Huế và tình cờ tham gia trải nghiệm làm hộp từ mây tre, bạn Cao Thị Diệu Linh (22 tuổi, Nghệ An) cho biết, qua trải nghiệm bản thân biết được quy trình thực hiện những sản phẩm mây tre rất công phu và kì công. Không những thế, Cao Thị Diệu Linh cũng tự hào hơn khi biết được việc mua ủng hộ các sản phẩm này có ý nghĩa đặc biệt, đóng góp phát triển nguồn sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số và giúp họ giảm thiếu áp lực lên rừng, phá bỏ nạn săn bắt thú rừng quý hiếm. Từ 9/2019 đến nay, tiểu dự án “Sản xuất bền vững và tiêu thụ có trách nhiệm sản phẩm từ cây dược liệu và thủ công mỹ nghệ để phát triển sinh kế và giảm nạn săn bắt động vật hoang dã nhằm tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Thừa Thiên – Huế” do Dự án Trường Sơn Xanh (USAID tài trợ) được Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất – thương mại Liên Minh Xanh thực hiện tại 3 huyện Nam Đông, Quảng Điền và A Lưới. Trước đây, hầu hết các bà con dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới chỉ biết may và dệt thổ cẩm theo cách truyền thống để tạo ra trang phục sử dụng hằng ngày. Đến nay, mọi thứ dần thay đổi, từ nguyên liệu, phương thức sản xuất đến thành phẩm; từ đó sinh kế của bà con cũng có nhiều cải thiện. Tiểu dự án đã giúp các bà con huyện miền núi cao A Lưới biết may, kết hợp giữa 2 nguyên liệu vải và thổ cẩm; tạo nên nhiều mẫu mã mới, bắt mắt cho sản phẩm. “Kết hợp 2 nguyên liệu đó giúp chúng tôi tiết kiệm được nguyên liệu thổ cẩm truyền thống cũng như giảm được giá thành sản phẩm hợp lý. Những mảnh vải thừa cũng được tận dụng làm phụ kiện và nhiều sản phẩm khác mà trước đây chúng tôi chưa làm được” – Bà Kê Thị Hạch, Tổ trưởng Tổ gia công Hợp tác xã Thổ cẩm xanh A Lưới chia sẻ.Tương tự, từ số thành viên tham gia hạn chế, nay Hợp tác xã Mây tre Bao La (huyện Quảng Điền) đã có khoảng 100 chị em thành viên. Hầu hết các chị em phụ nữ đều thích thú với các sản phẩm mới mà mình làm ra. Họ được cán bộ tiểu dự án hướng dẫn cách làm đơn giản hơn để tạo ra đa dạng các sản phẩm nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, mẫu mã. Túi xách, thiệp và các sản phẩm mới khác của hợp tác xã đón nhận được nhiều tín hiệu phản hồi khả quan từ thị trường.
Các sản phẩm của các hợp tác xã tham gia tiểu dự án cũng được hỗ trợ giới thiệu, bày bán ở nhiều quốc gia. Mỗi sản phẩm bán ra sẽ đóng góp vào Quỹ quản lý rừng của cộng đồng với nhiều hoạt động như tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và hỗ trợ trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng... Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam Nguyễn Bảo Thoa cho hay, người dân sống ven bìa rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế xưa nay sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Đó là những hoạt động khai thác kém bền vững, lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến nguồn động vật hoang dã và rừng cây địa phương. Chính vì vậy, tiểu dự án dựa trên những sản phẩm từ cây dược liệu, thủ công mỹ nghệ sẵn có của địa phương nhằm giúp đỡ người dân có được công việc, nguồn sinh kế tốt hơn, bền vững thay vì tác động xấu lên thiên nhiên./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tám nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế
21:29' - 28/05/2020
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
-
Kinh tế & Xã hội
Thừa Thiên - Huế thiệt hại hơn 149 tỷ đồng do không khí lạnh tăng cường
10:42' - 26/04/2020
Thừa Thiên - Huế đã bị thiệt hại hơn 149 tỷ đồng do không khí lạnh tăng cường gây mưa, mưa vừa, mưa to, mưa rất to và dông từ ngày 23/4 đến 25/4..
-
Hàng hoá
Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế: Hàng hóa rất dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của dân
17:28' - 09/03/2020
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ, hàng hóa lương thực, thực phẩm nội địa trên địa bàn hiện nay còn rất dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, nên có thể an tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thừa Thiên - Huế cần phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn
11:55' - 08/02/2020
Ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra công tác phòng chống dịch nCoV tại Thừa Thiên - Huế
21:37' - 07/02/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát, kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) tại Thừa Thiên-Huế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.