Tạo vốn mồi cho đầu tư mạo hiểm
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu cần thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
Thời gian qua, để thu hút đầu tư cho đổi mới sáng tạo, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã có nhiều hoạt động giúp các công ty khởi nghiệp thiết lập quan hệ với một mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn những thuận lợi và khó khăn trong thu hút đầu tư vào đổi mới sáng tạo; đặc biệt là vốn đầu tư tư nhân, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) xung quanh nội dung này.Đặc biệt, nhận thức và truyền thông về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đã được quan tâm, từ đó, góp phần chuyển từ nhận thức sang hành động. Tuy nhiên, chiều ngược lại, Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững. Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong việc bảo đảm nguồn vốn, thu hút, giữ chân nhân tài.
Hiện nay, thách thức lớn nhất của Việt Nam vẫn là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chẳng hạn, Việt Nam cần đào tạo từ 50.000 - 100.000 kỹ sư bán dẫn đến năm 2030 nhưng hiện con số thống kê cho thấy cả nước chỉ có trên 5.000 kỹ sư bán dẫn. Trong khi đó, các trường đại học mới bắt đầu bước vào đào tạo ngành bán dẫn, chưa có đủ nhân sự lẫn cơ sở vật chất khi để đào tạo ngành này cần chi phí lớn với các trang thiết bị đắt đỏ. Bên cạnh đó, về dòng vốn đầu tư mạo hiểm, Việt Nam cần có thêm những câu chuyện thành công về đầu tư mạo hiểm để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn đầu tư vào các công ty Việt Nam... Phóng viên: Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội nhằm đối thoại với các nhà đầu tư, hướng tới thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo. Theo ông, những đối tượng nào cần được hỗ trợ đổi mới sáng tạo? Phó Giám đốc Đỗ Tiến Thịnh: Theo tôi, giai đoạn trước mắt, cần đầu tư mạnh cho hai đối tượng, đó là các tổ chức đầu mối trung gian hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo. Hiện nay, các tổ chức này còn rất ít so với số lượng doanh nghiệp đang cần hỗ trợ. Không những thế, các tổ chức này đang thiếu nguồn lực, con người cho đến thiếu nguồn lực tài chính. Do đó, cần dồn nguồn lực cho các tổ chức này để họ có đủ cơ sở vật chất, bộ máy, nhân tài… để nâng tầm chất lượng và số lượng. Khi đó, các tổ chức này mới đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ của doanh nghiệp. Đối tượng thứ hai, đó là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Số lượng doanh nghiệp hiện nay quá lớn, do vậy, chúng ta phải lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ. Hiện, chúng ta đã có một số ngành, lĩnh vực để ưu tiên. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, danh mục ưu đãi đầu tư thì có quá nhiều. Không chỉ có Luật Đầu tư mà còn có cả nhiều Luật chuyên ngành, các Nghị quyết thí điểm của Quốc hội... Đã đến lúc, chúng ta cần co lại danh sách mục ưu tiên, ưu đãi để thực sự tạo ra các ưu đãi đột phá, tránh dài trải, từ đó, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên. Theo tôi, cứ doanh nghiệp nào có ý tưởng tốt, đột phá, bộ máy tốt, có mô hình tăng trưởng tốt… thì cần hỗ trợ. Theo đó, trước hết là doanh nghiệp start up, khối doanh nghiệp này đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số doanh nghiệp hiện nay. Tiếp đến là hỗ trợ cho các Trường đại học, Viện nghiên cứu để thực hiện R&D và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, gắn nhà trường với doanh nghiệp. Cùng với đó là cần đầu tư vào con người; đầu tư vào “hạt giống” một cách bài bản, hãy trao cho họ cơ hội được yên tâm cống hiến. Mặt khác, cần tuyển các tài năng về tham mưu chính sách và có cơ chế trả lương, thù lao cao cho các chuyên gia (cả chuyên gia trong nước và nước ngoài) để tham gia quá trình xây dựng cơ chế, chính sách. Vì việc xây dựng cơ chế, chính sách này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và sẽ có thể tháo gỡ được điểm nghẽn hiện tại. BNEWS: Có nhiều ý kiến cho rằng, đối với doanh nghiệp, startup khởi nghiệp sáng tạo cần hỗ trợ về “vốn mồi” từ chính quyền, từ đó, các doanh nghiệp tiếp cận được các quỹ đầu tư lớn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Phó Giám đốc Đỗ Tiến Thịnh: Hàng năm, Việt Nam đã thu hút trên 500 triệu USD thương vụ về vốn đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo. Theo tôi, một trong những chính sách quan trọng nhất của câu chuyện phát triển start up là giải quyết vốn đầu tư mạo hiểm. Mà vốn đầu tư mạo hiểm cần một Nhà nước phải có vốn mồi, vốn mồi có thể rất thấp, dưới 5% nhưng từ đó có thể kéo các quỹ đầu tư khác vào. Với khởi nghiệp sáng tạo, thực ra vốn thương mại không phải chủ yếu. Rất nhiều quỹ đầu tư lớn hàng tỷ USD sẵn sàng tham gia với điều kiện ban đầu chúng ta phải ươm tạo, có vốn mồi cho startup. BNEWS: Theo ông, để gỡ khó cho nguồn lực đầu tư vào đổi mới sáng tạo, chúng ta cần làm gì? Phó Giám đốc Đỗ Tiến Thịnh: Từ trước đến nay, các doanh nghiệp không được nhận tiền tài trợ trực tiếp từ Nhà nước; trong khi quốc tế thì nhiều. Tôi ví dụ: đơn giản như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp không được nhận hỗ trợ trực tiếp mà phải qua nhiều thủ tục và mức hỗ trợ rất thấp, từ đó, doanh nghiệp không thực sự quan tâm khi so sánh lợi ích và chi phí tuân thủ quy định. Như vậy, làm chậm quá trình và nản lòng tất cả việc tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Sắp tới, các cơ quan soạn thảo đã bàn và xây dựng dự thảo Luật, theo đó, vai trò của Nhà nước trong chương trình quốc gia hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sẽ tiếp cận theo thông lệ quốc tế. Hiện, có các dòng vốn đầu tư mạo hiểm đang tồn tại ở khắp thế giới. Trước đây, những dòng vốn này, Việt Nam chưa quan tâm thì nay đã chú trọng và sẽ có các cơ chế chính sách để thu hút. Bên cạnh đó, cần có các dòng vốn đầu tư mạo hiểm từ các Tập đoàn, Tổng công ty trong nước. Trước đây là các Tập đoàn nước ngoài, sắp tới là ngay trong nước. Bởi, khi đã phát triển đến một ngưỡng nhất định, những Tập đoàn lớn như: Viettel, VNPT… thấy muốn tồn tại lâu dài, muốn phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo thì các Tập đoàn này phải có quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ start up mới nổi; đó là thị trường tương lai của họ. Đó là đổi mới sáng tạo mở kết hợp với việc các Tập đoàn này tự đầu tư nghiên cứu. Sắp tới, nếu Chính phủ có cơ chế chính sách tháo gỡ, các Tập đoàn sẽ đổi mới và sẽ tạo ra được chuỗi giá trị, các startup sẽ tham gia vào giải các bài toán của các Tập đoàn. BNEWS: Vậy theo ông, Việt Nam cần hành động gì để gặt hái được những thành quả từ đổi mới sáng tạo? Phó Giám đốc Đỗ Tiến Thịnh: Để gặt hái được những thành quả từ đổi mới sáng tạo, theo tôi cần đưa ra những chính sách và cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo, bao gồm việc giảm các rào cản về quy định, thủ tục hành chính, ưu đãi thuế có trọng tâm, cung cấp các khoản tài trợ, hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu, phát triển ươm tạo doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng số dùng chung để khuyến khích đổi mới sự sáng tạo và chuyển đổi số. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, các viện - trường đại học. Điều này có thể bao gồm việc thành lập các trung tâm nghiên cứu, trung tâm ươm tạo... xây dựng chương trình đào tạo, thực tập để trang bị, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho sinh viên, người lao động. BNEWS: Xin cám ơn ông!- Từ khóa :
- Đổi mới sáng tạo
- internet
- công nghệ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo: Để thể chế trở thành lợi thế
08:10' - 01/05/2025
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là kim chỉ nam để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
CT Group đưa vào hoạt động Trung tâm đổi mới sáng tạo
12:40' - 30/04/2025
Tập đoàn CT Group vừa khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo (CT Innovation Hub) tại TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
11:02' - 24/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là không có giới hạn, không có biên giới, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương
10:16'
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm
10:19' - 01/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đối với nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của Đức, tranh chấp thuế quan do Tổng thống Mỹ khởi xướng là một yếu tố đặc biệt tiêu cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:32' - 30/04/2025
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN vào năm 2036
14:21' - 30/04/2025
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ UPeace ca ngợi nỗ lực xây dựng hòa bình của Việt Nam
09:13' - 30/04/2025
Thời gian qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính linh hoạt và quan điểm đối thoại để giải quyết những khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá hành trình phi thường của Việt Nam
08:43' - 30/04/2025
Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn năm 1975, Việt Nam đã có bước thay đổi to lớn, vươn mình trở thành quốc gia có vị thế quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975
08:43' - 30/04/2025
Bài viết trên Báo Pasaxon đã chỉ ra những lý do để Việt Nam giành được thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới chia cắt là rủi ro lớn nhất cho thị trường
10:25' - 29/04/2025
Đây là nhận định của ông Nicolai Tangen, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Norges Bank Investment Management (NBIM), Quỹ đầu tư trị giá 1.800 tỷ USD của Na Uy.
-
Ý kiến và Bình luận
Reporte Asia ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam
09:37' - 29/04/2025
Reporte Asia – trang tin điện tử tiếng Tây Ban Nha vừa đăng tải bài viết dài ca ngợi ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.