Tập đoàn Bombardier của Canada vật lộn trong "núi nợ"
Dù chương trình tái cơ cấu "đầy đau đớn" chuẩn bị đi tới hồi kết, song tập đoàn công nghiệp Bombardier của Canada vẫn đang phải "gánh trên lưng" một "núi nợ", khiến hãng này có nguy cơ phải bán nốt các mảng kinh doanh cốt lõi chỉ để duy trì hoạt động.
Trong suốt nhiều tuần qua, hàng loạt tin đồn đã gây lo ngại cho các nhà đầu tư về việc Bombardier đang đàm phán để bán mảng kinh doanh đường sắt cho công ty Alstom của Pháp hoặc đối thủ cạnh tranh khác, và mảng sản xuất dòng máy bay phản lực cho Tập đoàn Textron của Mỹ.
Hôm 16/1 vừa qua, tập đoàn có trụ sở tại Montreal thông báo "đang tích cực theo đuổi các lực chọn thay thế" nhằm cho phép hãng đẩy nhanh việc thanh toán nợ.
Công ty cũng cho biết sẽ xem xét lại việc liên doanh với Airbus, sau khi bán phần lớn cổ phần trong chương trình sản xuất máy bay thân hẹp CSeries (nay đổi tên thành A220) cho hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới là Airbus hồi năm 2018.
Hiện Bombardier đang mắc nợ hơn 9 tỷ USD. Hơn 20% các khoản nợ sẽ đến hạn vào năm 2021, trong khi số còn lại là vào năm 2025. Giới chuyên gia cho rằng khả năng Bombardier phải bán đi một số mảng kinh doanh là điều "không thể tránh khỏi".
Trong thập kỷ qua, Bombardier đã đầu tư "khoản tiền khổng lồ" để phát triển 3 dòng máy bay mới gồm CSeries, Global 7500 và Learjet85.
CSeries là dòng máy bay mới đầu tiên trong danh mục các máy bay một lối đi với sức chứa 100-150 hành khách trong hơn 25 năm qua, đưa Bombardier trở thành đối thủ của hai gã khổng lồ là Boeing (Mỹ) và Airbus của châu Âu.
Tuy nhiên, sau khi Boeing thành công trong việc kiến nghị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào Bombardier nhằm ngăn chặn CSeries thâm nhập vào thị trường khổng lồ của Mỹ, công ty của Canada đã quay sang hợp tác với Airbus trong việc sản xuất CSeries nhằm tận dụng thế mạnh sản xuất và tiếp cận thị trường quốc tế của hãng sản xuất máy bay của châu Âu này.
Tuy nhiên, chiến lược "bắt tay" với Airbus của Bombardier trong việc sản xuất CSeries nhằm cạnh tranh với Boeing đã bị đánh giá rất tốn kém. Giới chuyên gia cho rằng lẽ ra Bombardier không nên cố gắng cạnh tranh với Airbus và Boeing, cho rằng đây là "một sai lầm chiến lược nghiêm trọng".
Trong khi đó, chương trình sản xuất máy bay vận tải hạng trung Learjet85 đã bị dừng lại. Đây được xem là những nguyên nhân chính khiến giới chuyên gia nhận định 90% khoản nợ của Bombardier có căn nguyên từ các chương trình sản xuất hai dòng máy bay trên.
Tình hình tài chính khó khăn hiện tại đã buộc Giám đốc điều hành Bombardier Alain Bellemare phải thừa nhận công ty đang cận kề nguy cơ phá sản trong những năm gần đây, trước khi ông công bố kế hoạch tái cơ cấu lớn vào năm 2015, theo đó cắt giảm hàng nghìn việc làm.
Gần đây, mảng kinh doanh đường sắt của công ty đã phải nỗ lực để đảm bảo các con tàu mới được giao đúng hạn tại Canada và châu Âu.
Giờ đây tương lai của Bombardier ra sao còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hằng năm dự kiến được hãng công bố vào ngày 13/2 tới./.
- Từ khóa :
- tập đoàn công nghiệp Bombardier
- Canada
- Bombardier
- nợ
- thua lỗ
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Mỹ: Nhà sáng lập hãng bay JetBlue nộp đơn ra mắt hãng hàng không mới
10:41' - 10/02/2020
Truyền thông Mỹ đưa tin gần 20 năm sau thực hiện chuyến bay đầu tiên, hãng hàng không JetBlue Airways tại New York mới đây nộp đơn xin cấp phép cho ra mắt hãng hàng không mới lên Bộ Giao thông Mỹ.
-
Chuyển động DN
Tài khoản Twitter của Facebook và Messenger bị tin tặc tấn công
12:22' - 08/02/2020
Ngày 7/2, trang mạng Twitter cho biết các tài khoản Twitter của tập đoàn công nghệ Facebook và nền tảng Messenger của mạng xã hội đình đám thế giới này đã bị tin tặc tấn công.
-
Chuyển động DN
Hàn Quốc chi 1,7 tỷ USD hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ
14:30' - 07/02/2020
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 7/2 thông báo nước này sẽ cấp khoản hỗ trợ tài chính 2.000 tỷ won (1,7 tỷ USD) cho các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi virus Corona (2019-nCoV).
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines hoàn 100% vé do ảnh hưởng sự cố va chạm tàu bay với chim
19:04' - 14/07/2025
Sự cố vừa qua khiến 7 chuyến bay của Vietravel Airlines bị huỷ trong hai ngày 13-14/7 và ảnh hưởng dây chuyền chậm chuyến của một số chuyến bay khác.
-
Chuyển động DN
Lọc dầu Nghi Sơn sẽ vận hành ổn định ở công suất tối ưu trong nửa cuối năm
17:22' - 14/07/2025
Trong nửa cuối năm 2025, Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP) sẽ tiếp tục duy trì vận hành ổn định với công suất tối ưu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
-
Chuyển động DN
Manulife nâng cao kiến thức y tế cho đội ngũ tư vấn viên
16:33' - 14/07/2025
Sáng kiến này góp phần nâng cao chuẩn mực tư vấn viên bảo hiểm, đồng thời thể hiện cam kết của Manulife Việt Nam trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình sống khỏe mỗi ngày.
-
Chuyển động DN
Đảm bảo nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện trong EVN 6 tháng cuối năm
13:00' - 14/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa họp bàn về kế hoạch cung cấp than cho sản xuất điện 6 tháng cuối năm 2025.
-
Chuyển động DN
Khắc phục sự cố trên đường dây 110kV Nông Cống – Nghi Sơn
12:49' - 14/07/2025
Công ty Điện lực Thanh Hóa đã triển khai các phương án theo đúng quy trình xử lý sự cố, đồng thời nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cấp điện kịp thời.
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49' - 12/07/2025
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Chuyển động DN
Ethiopian Airlines ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp và mở đường bay đến Việt Nam
20:31' - 11/07/2025
Ethiopian Airlines đã chính thức bổ nhiệm công ty Deks Air Vietnam làm Tổng đại lý bán vé và dịch vụ (GSSA) của mình.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tổng công ty ACV đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại
20:18' - 11/07/2025
Một điểm đột phá quan trọng của ACV được Phó Thủ tướng chỉ rõ là phải đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại, dựa trên các chỉ số tài sản, vốn và hiệu quả kinh doanh.