Tập trung mọi lực lượng ứng phó với bão số 4
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn cho biết: Tỉnh đã ban hành Công điện chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị thuộc tỉnh tập trung ứng phó với bão, liên tục phát tin dự báo, cảnh báo về bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và chủ động phòng tránh.Tỉnh cũng ban hành lệnh cấm biển vào 8 giờ ngày 24/7 đồng thời kiểm soát việc di dời dân về nơi tránh trú an toàn, cắt cử cán bộ giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống.
Tỉnh Nghệ An cũng triển khai họp trực tuyến với các sở, ngành, huyện, thành phố để triển khai công tác ứng phó bão số 4, hoãn các cuộc họp không cần thiết đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực 24/24 giờ để ứng phó với bão, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nói. Bão số 4 dự kiến đổ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ với trọng tâm từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Đây là khu vực vừa bị thiệt hại nặng nề do bão số 2 và đang trong giai đoạn khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng.Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị huy động mọi lực lượng tập trung ứng phó với bão số 4, tránh tư tưởng chủ quan trong công tác phóng tránh bão và tiếp tục thực hiện Công điện số 29, ngày 23/7 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai-Uỷ Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tiếp tục theo dõi, cập nhật, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão.Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão và phổ biến các kỹ năng ứng phó với bão và mưa lũ để người dân, tổ chức chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.
Các Bộ, ngành chức năng chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó với bão (đặc biệt ngành điện, giao thông vận tải, Biên phòng, lực lượng an ninh...).
Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu: Triển khai mọi phương án với mục tiêu đảm bảo về người và tài sản của nhân dân, quyết liệt triển khai sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng ven biển đến nơi an toàn tuyệt đối (đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị - vùng tâm bão dự báo đi qua).
Kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn, tránh việc có nhiều tàu thuyền bị chìm tại khu neo đậu khi bão đổ bộ như tại Quảng Bình trong bão số 2 vừa qua; kiểm soát chặt chẽ các tàu vận tải, tàu vãng lai, tổ chức neo đậu, tránh thiệt hại do tư tưởng chủ quan tàu lớn có thể chống chịu được bão như tại Nghệ An vừa qua.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh; chủ động tiêu thoát nước đệm để đảm bảo an toàn chống úng cho các diện tích lúa và hoa màu; dự phòng phương án khôi phục sản xuất, đặc biệt là tại những địa phương đã bị thiệt hại do bão số 2.Sẵn sàng phương án bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các vị trí ngầm, tràn, đường giao thông có nguy cơ bị ngập sâu do lũ; sẵn sàng phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu. Các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn để xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Đồng thời, rà soát an toàn hệ thống điện đảm bảo cung cấp thường xuyên, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt; có phương án sẵn sàng khôi phục kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Theo báo cáo số 261 ngày 25/7 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6 giờ ngày 25/7, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 72.070 phương tiện/287.407 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 4 để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó, hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa: 520 tàu/3.439 lao động (Đà Nẵng15 tàu/186 lao động; Quảng Nam 130 tàu/2.025 lao động; Quảng Ngãi 132 tàu/910 lao động; Bình Định 240 tàu/1.440 lao động; Khánh Hòa 2 tàu/17 lao động; Quảng Bình 4 tàu/24 lao động).
Hoạt động, neo đậu ở khu vực từ 16,0-20,0 độ Vĩ Bắc và phía Tây kinh tuyến 111,5: 30.209 tàu/108.339 lao động; hoạt động các vùng biển khác và neo đậu tại bến là 41.341 tàu/175.629 lao động; 1.863 lều, chòi nuôi trồng thủy sản/2.584 người (Hải Phòng 751 lồng bè, lều chòi/1.205 lao động; Ninh Bình 196 chòi/154 lao động; Nam Định 916 lều chòi/1.125 lao động).
Trong khu vực hiện có 17 khu neo đậu đạt tiêu chuẩn với tổng sức chứa là 7.604 tàu, thuyền (Thanh Hóa 3 khu/1.764 tàu; Nghệ An 6 khu/3.200 tàu; Hà Tĩnh 2 khu/ 600 tàu; Quảng Bình 3 khu/990 tàu; Quảng Trị 2 khu/550 tàu; Thừa Thiên Huế 1 khu/500 tàu).
Vụ Quản lý công trình Thủy lợi và An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Các hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ đạt 60-70% dung tích thiết kế. Hiện có 9 hồ đã đầy và gần đầy nước: Duồng Cốc, Cống Khê (Thanh Hóa); Sông Sào (Nghệ An); Kim Sơn, Đá Hàn (Hà Tĩnh); An Mã, Vực Tròn (Quảng Bình); Bảo Đài (Quảng Trị); Hồ Truồi, Hòa Mỹ (Thừa Thiên Huế).
Đáng chú ý có 83 hồ chứa xung yếu (Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ, Quảng Bình 11 hồ, Quảng Trị 13 hồ, Thừa Thiên Huế 4 hồ). Hiện tại có 1 hồ chứa thủy lợi có cửa van đang xả nước là hồ Đá Hàn (tỉnh Hà Tĩnh) xả với lưu lượng 10m3/s (hồ đang trong quá trình bàn giao cho tỉnh).
Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công Thương, khu vực Bắc Trung Bộ có 2 hồ chứa vận hành theo quy trình liên hồ xả qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ: Khe Bố 170/657 m3/s! Hủa Na 210/320 m3/s.
Hồ Chi Khê vận hành theo quy trình liên hồ xả nước qua tràn do chưa chạy máy phát điện, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ 677/690 m3/s. 4 hồ chứa vận hành theo quy trình đơn hồ xả qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ: Bá Thước 1: 330/890 m3/s, Bá Thước 2: 230/900 m3/s, Trung Sơn: 290/637 m3/s, Nậm Pông: 19/41 m3/s./.
>>> Bão số 4 tăng tốc tiến vào đất liền
>>> Ảnh hưởng bão số 4, Vietnam Airlines điều chỉnh lịch khai thác
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị triển khai biện pháp phòng chống bão
11:06' - 25/07/2017
Tỉnh Quảng Bình vừa có công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống bão.
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu, thuyền của ngư dân Hà Tĩnh đã vào nơi trú ẩn an toàn tránh bão số 4
10:14' - 25/07/2017
Đến sáng 25/7, tất cả tàu, thuyền của ngư dân tỉnh Hà Tĩnh đã vào nơi trú ẩn an toàn để tránh bão số 4.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An cấm biển trước diễn biến phức tạp của bão số 4
09:00' - 25/07/2017
Đến sáng 25/7 hầu hết chủ các tàu thuyền đã nhận được thông tin về diễn biến của bão và đang tìm nơi tránh trú bão tại các cảng cá hoặc những nơi quy định tránh trú bão ở các địa phương ven biển.
-
Kinh tế & Xã hội
Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4
08:51' - 25/07/2017
Sáng 25/7, vùng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có gió mạnh và mưa to do ảnh hưởng của bão số 4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.