Tây Ninh tạm dừng hoạt động 6 doanh nghiệp với hơn 34.400 công nhân
Ông Hà Văn Cung, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cho biết, tỉnh đã yêu cầu 6 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh với tổng cộng trên 34.400 công nhân tạm dừng hoạt động do không đáp ứng điều kiện “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ) để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, các doanh nghiệp trên gồm Công ty Cổ phần Việt Nam Mộc Bài (thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu); Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt may Hoa Sen, Công ty trách nhiệm hữu hạn Long tre, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thời ích (thuộc Khu công nghiệp Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng); Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansae (thuộc Khu chế xuất Linh Trung III, xã An Tịnh, thị xã Trảng Bàng); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pou Hung Việt Nam (thuộc Khu công nghiệp Chà Là, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu). Các công ty này đang hoạt động trên địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Trước đó, ngày 15/7 UBND tỉnh Tây Ninh có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, trong thời gian 72 giờ phải xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện “3 tại chỗ” đối với công nhân ngoài tỉnh và công nhân thuộc các khu vực, địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”, doanh nghiệp phải tổ chức xe ô tô đưa, đón tập trung cho 100% số công nhân làm việc trong công ty, không để công nhân đi xe cá nhân và yêu cầu công nhân khi về nhà phải tự theo dõi sức khỏe, không di chuyển nhiều nơi để đảm bảo phòng, chống dịch; tổ chức rà soát, bố trí, sắp xếp công nhân cư ngụ, đến từ các khu vực đang thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg phải đi xe, làm việc, ăn uống riêng, để đảm bảo công tác giãn cách, phòng, chống dịch.
Doanh nghiệp không đáp ứng một trong những biện pháp trên thì phải dừng hoạt động. Các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn của ngành y tế, nhất là đảm bảo 100% công nhân thực hiện nghiêm túc Thông điệp 5K, kê khai y tế hàng ngày, bố trí làm việc lệch ca, giãn cách trong sản xuất, ăn uống. Do diễn biến của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, từ 0 giờ ngày 15/7 tỉnh Tây Ninh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh và áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg đối với huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng và 5 xã của huyện Bến Cầu là Lợi Thuận, An Thạnh, Tiên Thuận, Long Thuận, thị trấn Bến Cầu. Riêng huyện Dương Minh Châu kể từ 0 giờ ngày 16/7, người dân, công nhân đang cư ngụ tại huyện không được đến các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh, trừ trường hợp khẩn cấp (cấp cứu, khám, điều trị bệnh…). Các địa phương khác trong tỉnh, nếu phát hiện người từ huyện Dương Minh Châu đến (về), phải cách ly tại nhà 14 ngày để phòng, chống lây lan dịch bệnh./.- Từ khóa :
- ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
- tây ninh tạm dừng hoạt động của 6 doanh nghiệp
- Công ty Cổ phần Việt Nam Mộc Bài
- Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài
- xã Lợi Thuận
- huyện Bến Cầu
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt may Hoa Sen
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Long tre
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thời ích
- Khu công nghiệp Trảng Bàng
- thị xã Trảng Bàng
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansae
- Khu chế xuất Linh Trung III
- xã An Tịnh
- thị xã Trảng Bàng
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pou Hung Việt Nam
- Khu c
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh bầu chức danh chủ chốt HĐND và UBND
16:31' - 30/06/2021
Tại kỳ họp thứ nhất khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Tây Ninh đã bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế tổng hợp
Thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Chính phủ
18:49' - 25/06/2021
Ngày 25/6, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành văn bản số 2061/UBND-KGVX về việc tiếp tục tập trung quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20' - 03/07/2025
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.