Thách thức cân bằng thị trường dầu mỏ của OPEC
Trong vòng 4 tuần gần đây, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) và dầu Brent Biển Bắc đã ghi nhận mức tăng đáng kể và dao động quanh ngưỡng 45-48 USD/thùng, trong bối cảnh xuất hiện những tin tức tích cực về triển vọng hiệu quả của vắc-xin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đây được coi là mức giá “vàng đen” cao nhất kể từ tháng 8/2020, sau khi dịch COVID-19 đã làm tổn hại nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu.
Theo bài phân tích mới đây trên mạng tin Arab News, những thông tin đầy hy vọng này có lẽ sẽ khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh chủ chốt (còn gọi là nhóm OPEC+) phần nào cảm thấy vững tin hơn trong nỗ lực đối phó với tình trạng nguồn cung vượt quá nhu cầu trên thị trường năng lượng.Tuy nhiên, thách thức thực sự đối với OPEC+ vẫn còn rất lớn, ít nhất là tới giữa năm 2021.
Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 4/2020, mức cắt giảm sản lượng hiện tại của OPEC+ là 7,7 triệu thùng/ngày và có thể giảm xuống mức 5,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021, song hầu hết các nhà quan sát đều dự đoán mức cắt giảm hiện tại sẽ được kéo dài thêm từ 3-6 tháng.Các nhà sản xuất dầu chủ chốt thuộc OPEC+ đã có hàm ý rằng kế hoạch gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được nhóm này xem xét, bất chấp những thông tin tích cực về việc phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 của một số hãng dược phẩm trên thế giới.
Trên thực tế, động thái cắt giảm sản lượng dầu mỏ đã khiến nhiều quốc gia thành viên OPEC+ phải “trả giá đắt” do phải chịu tác động kép của sản lượng hạ và giá dầu thấp hơn.Các nhà giao dịch dầu mỏ trên thị trường năng lượng dù đã lạc quan hơn trên cơ sở hy vọng về vắc-xin ngừa COVID-19 trong thời gian tới, song nhu cầu thực tế, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và châu Âu, vẫn là một “ẩn số” lớn.
Không thể phủ nhận các thị trường dầu mỏ đang dần tái cân bằng. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát đợt COVID-19 thứ hai ở nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phải điều chỉnh lại dự báo nhu cầu tiêu thụ trong thời gian còn lại của năm 2020 và tới năm 2021.Theo OPEC, nhu cầu của thế giới đối với dầu thô trong cả năm 2020 sẽ giảm 9,8 triệu thùng/ngày, nhiều hơn 300.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 10 vừa qua. Tương tự, IEA nhận định nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới của năm 2020 chỉ ở mức hơn 91 triệu thùng/ngày, giảm 8,8 triệu thùng/ngày so với năm 2019.
Trong khi đó, Libya, quốc gia được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+, lại đang khởi động lại sản xuất và sẽ bổ sung thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày ra thị trường.Tại Mỹ, ứng cử viên đang giành được lợi thế trong cuộc bầu cử Tổng thống Joe Biden cũng được cho là muốn xem xét tham gia lại thỏa thuận hạt nhân với Iran, có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện. Nếu điều này xảy ra, các lệnh trừng phạt với Iran có thể được nới lỏng, qua đó đưa nước Cộng hòa Hồi giáo trở lại thị trường dầu thô.
Về phần mình, Nga có truyền thống không thích cắt giảm nguồn cung dầu mỏ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh nhu cầu hiện tại, chính Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đang ủng hộ kéo dài hơn mức cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày của OPEC+.Đây là một hành động được Saudi Arabia ủng hộ, song đó là trước khi giá dầu ghi nhận những diễn biến tích cực thời gian gần đây.
Thật khó để buộc tất cả các nước thành viên OPEC+ cùng duy trì lập trường cắt giảm sản lượng và lôi kéo các bên tiếp tục nuốt một “viên thuốc đắng” khi thị trường dầu mỏ đang dần tái cân bằng.
Một số báo cáo gần đây cho thấy, đã xuất hiện những bất đồng giữa các thành viên OPEC+. Các quốc gia như Nigeria và Iraq, những nước đang phải đối mặt với các vấn đề trong nước, bắt đầu phàn nàn về cách tiếp cận “một chiều” của OPEC+.
Các thành viên khác như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thì được cho là muốn thảo luận về việc gia hạn cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày trong năm 2021, sau khi các quốc gia chưa tuân thủ hạn ngạch sản lượng phải bù đắp cho mức dư thừa trước đó của họ.Các nguồn tin có liên quan tiết lộ, UAE đang âm thầm đánh giá lại tư cách thành viên của mình trong OPEC, dù giới chức UAE đã phủ nhận việc sẽ rút khỏi tổ chức dầu mỏ này.
Trong bối cảnh đó, các quyết sách của OPEC+ cần phải được thực hiện trên cơ sở đồng thuận cao, và điều này vô tình làm phức tạp thêm vấn đề.Tầm quan trọng các cuộc thảo luận sắp tới của OPEC+ là không thể phủ nhận, khi nó sẽ đóng vai trò quyết định xem liệu có thêm 3 triệu thùng dầu/ngày (bao gồm 2 triệu thùng/ngày từ việc nới lỏng cắt giảm sản lượng của OPEC+ và 1 triệu thùng/ngày từ Libya) được bơm ra thị trường hay không?
Điều này có thể khiến các thị trường lại rơi vào tình trạng “quá tải” tại thời điểm này, bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của châu Á.
Thị trường dầu mỏ chắc hẳn sẽ khó phục hồi nếu không có hành động quyết đoán của 23 quốc gia thành viên OPEC+ hồi tháng 4 năm nay. Vì vậy, các quyết định sắp tới OPEC+ sẽ ảnh hưởng lớn đến quỹ đạo ngắn hạn của thị trường “vàng đen”, đồng thời là một chỉ dấu quan trọng để đánh giá về sự gắn kết trong nội bộ OPEC+./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc họp về sản lượng của OPEC+ bị hoãn sang ngày 3/12
17:38' - 01/12/2020
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn do Nga dẫn đầu (gọi là nhóm OPEC+) đã quyết định hoãn các cuộc họp về chính sách sản xuất dầu cho năm 2021 sang ngày 3/12.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi OPEC+ hoãn đàm phán về sản lượng
17:05' - 01/12/2020
Giá dầu châu Á giảm chiều 1/12 do lo ngại nguồn cung tăng trở lại sau khi các nhà sản xuất hàng đầu hoãn đàm phán sản lượng năm 2021, trong khi dịch COVID-19 tiếp tục làm sụt giảm nhu cầu nhiên liệu.
-
Hàng hoá
OPEC+ sẽ thảo luận những gì trong cuộc họp chính sách sắp tới?
19:12' - 29/11/2020
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới đang kỳ vọng sẽ thoát khỏi một năm 2020 thảm hại.
-
Hàng hoá
OPEC+ xem xét khả năng trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu
07:54' - 19/11/2020
Giữa bối cảnh nhu cầu về nhiên liệu đang có xu hướng suy yếu, OPEC+ đã cân nhắc khả năng trì hoãn việc nâng sản lượng và thậm chí là cắt giảm thêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhộn nhịp mùa thu mua rơm rạ sau thu hoạch lúa tại Sóc Trăng
20:40' - 17/01/2025
Tại Sóc Trăng, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, hàng nghìn ha rơm rạ còn lại trên đồng ruộng được nhiều thương lái đến thu mua.
-
Hàng hoá
Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia
16:45' - 17/01/2025
Việc nước mắm Lê Gia được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu của mắm của Lê Gia mà còn mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng đến tuần tăng thứ tư liên tiếp
16:32' - 17/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 17/1 tại châu Á, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
-
Hàng hoá
Đối mặt sức ép, ngành gỗ Bình Định đề ra loạt giải pháp tăng trưởng xuất khẩu năm 2025
13:10' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định Lê Minh Thiện cho biết, năm 2025, hiệp hội đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 7-10% so với năm 2024.
-
Hàng hoá
Dự báo thời tiết thuận lợi, giá đậu tương hạ
09:22' - 17/01/2025
Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp sau khi đánh mất thêm 2,28% trong phiên hôm qua, đóng cửa ở mức 1.019 cents/giạ (374,4 USD/tấn).
-
Hàng hoá
Căng thẳng trên Biển Đỏ dịu bớt, giá dầu thế giới đi xuống
07:17' - 17/01/2025
Trong phiên giao dịch 16/1, giá dầu thế giới đi xuống giữa bối cảnh các cuộc tấn công vào tàu thuyền trên Biển Đỏ có thể tạm ngừng.
-
Hàng hoá
Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá
19:39' - 16/01/2025
Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp
17:28' - 16/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 16/1 và là phiên thứ hai tăng liên tiếp do lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
-
Hàng hoá
Để xuất khẩu tôm giữ vững vị thế
16:44' - 16/01/2025
Truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, phúc lợi động vật, sản xuất xanh… là những quy định mà thị trường nhập khẩu lớn yêu cầu ngành hàng tôm phải đạt được nếu muốn giữ vững vị thế.