Thách thức nào cho chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19?
Ngày 24/11 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đại diện Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ) tổ chức Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam với chủ đề "Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19".
Sự kiện nhằm thảo luận về các vấn đề chính sách liên quan đến các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực tài khóa của Việt Nam, từ chính sách kinh tế vĩ mô cho tới những vấn đề vi mô như thuế và doanh nghiệp, hộ gia đình và công bằng thuế...
Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam là sự kiện được tổ chức hàng năm do Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ) chủ trì. Đây là sự kiện quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp và giới truyền thông cùng thảo luận về các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động tài khóa.
Khai mạc diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) nhận định, năm 2022, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng sau hơn hai năm chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sự phục hồi hậu COVID-19 trong khu vực và thế giới, nhất là tại các nước phát triển, đã diễn ra với nhiều diễn biến mới, dẫn tới một loạt sức ép về ngân sách và lựa chọn tài khóa-tiền tệ mà một nước như Việt Nam phải đối diện.Diễn đàn Chính sách Tài khoá và Phát triển Việt Nam 2022 chủ đề "Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu COVID-19" tập trung thảo luận những vấn đề và lựa chọn chính sách trong lĩnh vực tài khóa nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hậu COVID-19.
Đồng thời, cập nhật một số thay đổi trong chính sách thuế tại Việt Nam hậu-COVID; cũng như làm rõ thêm mối quan hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và sức khỏe đối với mặt hàng thuế thuốc lá tại Việt Nam.
Theo ông Thành, những năm gần đây, ngân sách của Việt Nam đã dựa rất nhiều vào các loại thuế tiêu dùng; trong đó, có thuế VAT. Năm 2020, tỷ trọng của số thu thuế tiêu dùng trên tổng số thu thuế tại Việt Nam vào khoảng 60% (tương đương với Thái Lan và chỉ thấp hơn so với mức trung bình của các nước thu nhập trung bình cao).
Cùng giai đoạn này, tỷ trọng của VAT trong tổng thu thuế tại Việt Nam giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các chính sách ưu đãi liên quan đến thuế VAT. Từ năm 2020 tới nay, ý tưởng tăng thuế VAT không còn cơ sở, mà chuyển sang chính sách giảm thuế VAT để hỗ trợ nền kinh tế.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng, năm 2021, Quốc hội Việt Nam cùng với Chính phủ đã ban hành một số chính sách liên quan đến thuế VAT. Theo đó, Nghị quyết 406/NQUBTVQH15 quy định giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng; Nghị quyết số 43/2022/QH15 giảm 2 điểm phần trăm thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%)...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã gặp nhiều rắc rối liên quan đến việc tách, lập hóa đơn cũng như rà soát danh mục
hàng hóa, dịch vụ được hưởng ưu đãi. Ngày 20/6, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một loạt các Nghị định khác trong đó có Nghị định 15 để gỡ vướng cho doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Tài chính, với việc giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống 8% sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 49.400 tỷ đồng.Năm 2021, một thỏa thuận toàn cầu nhằm bảo đảm các công ty lớn phải trả mức thuế tối thiểu là 15% áp dụng cho các công ty có thu nhập từ 750 triệu EURO trở lên đã được 137 quốc gia (chiếm 90% nền kinh tế toàn cầu) nhất trí và dự kiến áp dụng vào năm 2023. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với các nền kinh tế nhỏ, vốn thường thu hút các công ty quốc tế thông qua mức thuế thấp hơn.Ông Thành đặt vấn đề, điều gì sẽ xảy ra nếu các nước cung cấp quá nhiều ưu đãi thuế hoặc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống dưới mức thuế tối thiểu toàn cầu. Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng trở nên trầm trọng, Việt Nam nói riêng và các quốc gia ASEAN nói chung, có nên tiếp tục kéo dài hoặc bổ sung các ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Các chính sách thuế trong thời gian tới cần thay đổi để cải thiện nguồn thu của Chính phủ. Trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2030 (ban hành năm 2022), Chính phủ sẽ tiến hành rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, cần đẩy nhanh quá trình thực hiện chiến lược này để có thể giúp cho việc cải thiện nguồn thu của Chính phủ.
PGS.TS.Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; đồng Chuyên gia Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho hay, về chính sách tài khóa, mục tiêu cao nhất là đảm bảo tính bền vững của nợ công; ổn định quy mô nợ công theo khả năng thu thuế; kiểm soát nghĩa vụ nợ/thu ngân sách; cải thiện cơ cấu chi ngân sách theo hướng giảm tiêu dùng tăng chi đầu tư phát triển; thu ngân sách Nhà nước cần giảm dựa vào các nguồn thu kém bền vững, tránh phát sinh những loại phí – lệ phí mới; chính sách tài khóa nên theo hướng nghịch chu kỳ, tạo đệm tài khóa trong thời kỳ khó khăn.
Riêng về chính sách tiền tệ, ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm; tăng trưởng cung tiền phải được kiểm soát một cách phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; chính sách tiền tệ phải được thực hiện theo quy tắc, minh bạch dễ dự đoán; tránh chuyển từ thái cực này sang thái cực khác một cách đột ngột. tăng cường các chính sách cẩn trận trọng kinh tế vĩ mô. Do đó, nên theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, đồng thời, loại bỏ các can thiệp hành chính./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- thuế
- tài chính
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhiều chính sách thuế và hải quan đã phát huy hiệu quả
20:54' - 22/11/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn khẳng định Chính phủ đã triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp với quy mô rộng khắp cả nước trong năm 2022.
-
Tài chính
Đã có 39 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế tại Việt Nam
12:22' - 22/11/2022
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) vừa công bố danh sách 39 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế tại Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử (https://etaxvn.gdt.gov.vn/nccnn/Reques).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
21:20' - 21/11/2022
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ, ngành đề nghị có ý kiến dự án nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu và mỡ nhờn áp dụng cho năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình