Thách thức trong cung ứng nước sạch cho các đô thị Việt Nam
Những biến đổi cực đoan và thất thường của khí hậu chắc chắn mang đến cho ngành cấp nước những khó khăn rất khó đoán định. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, triển khai các giải pháp đồng bộ, ngắn hạn và dài hạn để đối phó và vượt qua các thách thức là yêu cầu cấp thiết, trong đó việc tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế cũng rất quan trọng đối với việc cung nước nước sạch cho các đô thị Việt Nam hiện nay.
Đây là nội dung được nhiều chuyên gia ngành nước đặt ra tại Hội thảo Cung ứng nước sạch cho Tp.Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam: Thách thức và giải pháp do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức chiều 26/12.
Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam Nguyễn Ngọc Điệp cho biết, trong thời gian qua, ngành nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt tại các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh. Chúng ta đã xây dựng hệ thống cấp nước hiện đại, gia tăng năng lực cung ứng, nâng cao chất lượng nước sạch và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, ngành nước cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, sự gia tăng dân số, áp lực từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nguồn nước ngày càng khan hiếm. Đặc biệt, tại các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội… bài toán đảm bảo cung ứng nước sạch an toàn, bền vững đang trở nên cấp bách. Bên cạnh những thách thức đó, ngành nước cũng đứng trước nhiều cơ hội lớn từ xu hướng phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là thời điểm để chúng ta tận dụng các giải pháp tiên tiến, hợp tác đa ngành và nâng cao năng lực quản lý nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành nước trong tương lai.
Từ thực tiễn của đơn vị cung cấp nước cho đô thị đặc biệt như Tp.Hồ Chí Minh, ông Trần Quang Minh, Tổng giám đốc SAWACO cho biết, hiện nay, SAWACO đạt công suất cấp nước 2,4 triệu m3/ngày cho thành phố lớn với hơn 11 triệu dân và 3 triệu khách du lịch, khách vãng lai trên địa bàn. Đến cuối năm 2016, SAWACO đã đạt mục tiêu 100% hộ dân thành phố được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước thông qua nhiều giải pháp.
Tuy nhiên, hiện nay ngành cấp nước thành phố gặp không ít khó khăn, thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, nguy cơ thiếu nguồn nước đầu vào, chất lượng nguồn nước suy giảm do ô nhiễm. Theo ông Trần Quang Minh, để vượt qua những thách thức này, SAWACO sẽ phải đưa ra một hệ thống những giải pháp đồng bộ, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, các thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại vào việc xử lý và cung ứng nước sạch, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành chất lượng cao. Mặt khác, với xu thế chung hiện nay, SAWACO không thể đứng ngoài kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số.
Thông tin về các khó khăn và giải pháp của Singapore trong đảm bảo cung ứng nước sạch, ông Harry Seah, Cơ quan Ngành nước Quốc gia Singapore (PUB) cho biết, Singapore là một quốc gia có diện tích đất nhỏ, không đủ để dự trữ nước sạch. Nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng nên nhu cầu sử dụng nước được dự báo sẽ còn tăng cao.
Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước, như hạn hán kéo dài gây thiếu nước ngọt vào mùa khô; ngược lại vào mùa mưa, cường độ và tần suất mưa tăng vọt, tạo gánh nặng cho hệ thống hồ chứa nước; nước biển dâng cao gây xâm nhập mặn vào nguồn nước thô. Ngoài ra, nguồn lao động của đảo quốc này đang có xu hướng giảm, không cung cấp đủ nhân lực cho ngành cấp nước.
Theo ông Harry Seah, tất cả các yếu tố trên đang tạo ra tình trạng căng thẳng về nước tại Singapore. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trước tình hình trên, Chính phủ Singapore phải tăng cường năng lực chống chịu cho hệ thống cấp nước, thông qua các giải pháp như xây dựng nguồn nước thô đa dạng và không bị chi phối bởi các điều kiện thời tiết thông qua kế hoạch tổng thể “4 vòi nước quốc gia” của Singapore gồm trữ nước, tái chế, khử muối và nhập khẩu.
Cùng với đó, Singapore quản lý nhu cầu sử dung nước thông qua các chính sách giá nước phù hợp và tăng cường giáo dục cộng đồng về việc sử dụng nước tiết kiệm, đẩy mạnh chương trình tái chế nước thải quy mô lớn; chú trọng công tác số hóa để nâng cao năng lực vận hành của hệ thống cấp nước, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và tối ưu hóa vận hành, phân tích dữ liệu lớn, tăng hiệu suất lao động của nguồn nhân lực.
Từ những thách thức đặt ra đối với ngành cấp nước Việt Nam, các chuyên gia, nhà quản lý đã trao đổi, chia về các nội dung như chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó ô nhiễm môi trường, nâng cấp hạ tầng cấp nước, quản lý nguồn nước cấp.
Tất cả các bên liên quan cần tập trung xây dựng một chiến lược và sự phối hợp toàn diện của các bên để bảo vệ nguồn nước, trong đó tăng cường bảo vệ các khu vực đầu nguồn, rừng đầu nguồn; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xử lý nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm nước, áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước trong sản xuất và sinh hoạt; khai thác nước ngầm một cách hợp lý và bền vững; xây dựng một cơ chế quản lý nguồn nước tổng hợp, hiệu quả; đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống cấp nước, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý và giám sát nguồn nước.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Quỹ Toyota Việt Nam bàn giao công trình nước sạch cho trường tiểu học tại Bến Tre
09:14' - 22/12/2024
Nhằm hỗ trợ nhu cầu nước sạch ở cnuowcs ác trường học vùng sâu, vùng xa, Quỹ Toyota Việt Nam vừa bàn giao công trình nước sạch cho Trường Tiểu học An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn
20:09' - 11/12/2024
Theo Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, vấn đề được lựa chọn chất vấn, tái chất vấn là “đúng” và ‘trúng”, quan trọng, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa chào Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
09:13'
Ngày 26/12, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1138/TTg-KTTH về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh
09:01'
Đồng Xoài (Bình Phước) sẽ tập trung xây dựng và phát triển thành đô thị hiện đại, sinh thái; lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN và Bangladesh
08:07'
Phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban các nước ASEAN tại Dhaka đã diễn ra trong không khí cởi mở, chân thành, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, gắn bó bền chặt giữa các nước AÁEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua Tuyên Quang
19:28' - 26/12/2024
HĐND tỉnh Tuyên Quang đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Lựa chọn “trúng, đúng” đơn vị tư vấn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao
16:15' - 26/12/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD
15:57' - 26/12/2024
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản cũng đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước
15:37' - 26/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
15:14' - 26/12/2024
Ngày 26/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1651/QĐ-TTg, giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giảm 6 cơ quan chuyên môn
15:14' - 26/12/2024
Theo ông Nguyễn Văn Nên, phải tính toán sử dụng cho phù hợp, lựa chọn người thực tài, có năng lực và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng phát triển Thành phố cũng như đất nước.