Thách thức trong nhiệm kỳ mới của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Thủ tướng Shigeru Ishiba đã tái đắc cử chức Thủ tướng trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11. Với kết quả này, Thủ tướng Shigeru Ishiba sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, để dọn đường cho việc ra mắt nội các mới trong tối cùng ngày.
Theo đài truyền hình NHK, trong vòng 2, vòng quyết định của cuộc bầu cử Thủ tướng tại Quốc hội Nhật Bản với hai ứng cử viên là Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, ông Ishiba Shigeru giành chiến thắng với 221 phiếu. Chủ tịch đảng Dân chủ Lập hiến (CDPJ) đối lập chính, ông Yoshihiko Noda, đứng thứ hai với 160 phiếu. Có 84 phiếu không hợp lệ do ghi tên những người không được vào vòng 2.
Cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng tại Quốc hội Nhật Bản được tổ chức trong vòng 30 ngày sau cuộc tổng tuyển cử 27/10, đã phải tiến hành vòng hai lần đầu tiên sau ba thập kỷ. Ông Ishiba và ông Yoshihiko Noda là hai ứng cử viên cao phiếu nhất trong vòng 1 với số phiếu lần lượt là 221 và 156. Cả hai ứng cử viên đều không đạt được đa số quá bán, vì vậy Hạ viện đã tiến hành bầu vòng 2 với hai ứng cử viên cao phiếu nhất ngay sau đó.
Ông Ishiba, người nhậm chức vào tháng 10, dự kiến sẽ thực hiện những thay đổi nhỏ đối với đội hình nội các lần này, chủ yếu là thay thế những người đã mất ghế trong cuộc bầu cử. Những gương mặt mới cho nội các bao gồm ông Keisuke Suzuki làm Bộ trưởng Tư pháp, ông Taku Eto làm Bộ trưởng Nông nghiệp và ông Hiromasa Nakano của Komeito làm Bộ trưởng Đất đai. Các vị trí khác dự kiến sẽ được những người từ nội các đầu tiên của ông Ishiba đảm nhiệm.
Điều hành đất nước với tư cách một chính phủ thiểu số có nghĩa là liên minh cầm quyền cần phải chú ý nhiều hơn đến các yêu cầu từ khối đối lập đã được tăng cường sức mạnh sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27/10.
Trước thềm phiên họp quốc hội, liên minh cầm quyền đã ra tín hiệu sẵn sàng hợp tác với đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP), một đảng đối lập nhỏ nổi lên sau cuộc bầu cử Hạ viện ngày 27/10 với việc giành được 28 ghế tại Hạ viện. LDP và DPP đã thảo luận về việc phối hợp chính sách, một bước quan trọng hướng tới việc đảm bảo một chính phủ ổn định.
Ông Ishiba đã có các cuộc đàm phán riêng ông Noda và Chủ tịch DPP là ông Yuichiro Tamaki trước khi phiên họp quốc hội khai mạc. Ông Ishiba cho biết “sẽ có cách tiếp cận chân thành với tất cả các bên" và "điểm quan trọng là đảm bảo rằng Nhật Bản là một quốc gia hòa bình và cải thiện đời sống của người dân. Ông cho biết LDP có cùng quan điểm về vấn đề này với DPP và CDPJ.
Thách thức cấp bách nhất mà ông Ishiba phải đối mặt là dự thảo một ngân sách bổ sung cho năm tài chính đến tháng 3, dưới áp lực của cử tri và các đảng đối lập nhằm tăng chi tiêu cho phúc lợi và các biện pháp trợ cấp giá cả tăng cao.
Ông Ishiba dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo để giải thích các kế hoạch cho chính quyền của mình, bao gồm việc hợp tác với các đảng đối lập để thông qua dự luật ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2024.
Nhật Bản sẽ tổ chức bầu cử Thượng viện vào năm tới. Cơ quan này vốn có ít quyền lực hơn, nơi mà đa số mong manh của liên minh cầm quyền cũng có thể gặp rủi ro nếu ông Ishiba không thể khôi phục lòng tin của công chúng vào chính quyền của mình, vốn đã bị xáo trộn bởi vụ bê bối về hoạt động gây quỹ.
Ông Ishiba cũng có một loạt các hoạt động quốc tế, bao gồm hội nghị thượng đỉnh của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20)) tại Brazil vào ngày 18 và 19/11. Trong khuôn khổ chuyến công tác này, ông Ishiba đang cố gắng sắp xếp một điểm dừng chân tại Mỹ để gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump. Một số quan chức Nhật Bản lo ngại rằng Tống thống đắc cử Trump có thể lại tấn công Tokyo bằng các biện pháp bảo hộ thương mại và khơi lại các yêu cầu để Tokyo trả nhiều hơn cho chi phí đồn trú của lực lượng Mỹ tại quốc gia này.
Những vấn đề này phần lớn đã được giải quyết êm đẹp trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, từ năm 2017 đến năm 2021, nhờ mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Trump với Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Shinzo Abe - một mối quan hệ mà ông Ishiba dường như muốn tái lập.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ông Ishiba tái đắc cử Thủ tướng Nhật Bản
15:35' - 11/11/2024
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Ishiba Shigeru giành chiến thắng trong vòng quyết định cuộc bầu cử Thủ tướng tại Quốc hội Nhật Bản với 221 phiếu, qua đó tái đắc cử Thủ tướng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09'
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54'
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35'
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40'
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14'
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35'
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Cân bằng giữa kỳ vọng và thách thức
15:03' - 20/11/2024
Hội nghị G20 đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng xã hội, bên cạnh các vấn đề nóng như cải cách quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và đánh thuế quốc tế công bằng hơn.