Triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc thu hút sự quan tâm lớn
Các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp các nước đã chỉ ra 3 lĩnh vực trọng điểm thúc đẩy kinh tế Trung Quốc năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, 3 lĩnh vực trọng điểm gồm mở rộng nhu cầu nội địa, kích thích tiêu dùng, cải thiện thu nhập, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) + tiêu dùng; đổi mới công nghiệp, đầu tư mạnh vào AI, công nghệ sinh học, năng lượng sạch, số hóa ngành công nghiệp truyền thống; tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao vị thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về thúc đẩy tiêu dùng, Báo cáo công tác chính phủ Trung Quốc năm 2025 xác định “thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng nhu cầu nội địa” là nhiệm vụ hàng đầu. Trung Quốc cũng công bố “Chương trình hành động kích cầu tiêu dùng”, với 30 nhiệm vụ trọng điểm trên 8 lĩnh vực. Ông Bành Sâm, Chủ tịch Hiệp hội Cải cách Kinh tế Trung Quốc nhận định Trung Quốc đang chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư sang mô hình dựa vào tiêu dùng. Nếu thành công, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có nền tảng vững chắc để đạt được tăng trưởng chất lượng cao.
Phó Chủ tịch Diễn đàn Bác Ngao, ông Chu Tiểu Xuyên, cho biết năm 2025 là năm cuối của “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”. Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách tài khóa tích cực, chính sách tiền tệ linh hoạt hơn để hỗ trợ tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng nhu cầu nội địa. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách, tạo môi trường thị trường bình đẳng hơn, thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Thời gian tới, để thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra, Trung Quốc sẽ triển khai một số giải pháp quan trọng sau: Phát triển tiêu dùng số, tiêu dùng xanh và tiêu dùng thông minh; kết hợp công nghệ số và lợi thế sản xuất để thúc đẩy “AI + tiêu dùng”. Theo Giáo sư Ngô Hiểu Cầu, Viện trưởng Viện Tài chính Quốc gia Đại học Nhân dân Trung Quốc, để kích thích tiêu dùng, Trung Quốc cần cải thiện hệ thống an sinh xã hội, giúp người dân có niềm tin vào chi tiêu và giảm lo ngại về tài chính cá nhân.
Liên quan vấn đề đổi mới công nghiệp, tại diễn đàn, các cụm từ được nhắc đến nhiều nhất bao gồm DeepSeek, robot hình người, công nghệ sinh học, năng lượng sạch... phản ánh xu hướng đổi mới công nghiệp tại Trung Quốc. Ông Trình Trung, đối tác cao cấp của Deloitte Trung Quốc, nhận xét rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong AI, viễn thông 5G, điện toán lượng tử, công nghệ vũ trụ....
Các công ty như DeepSeek (AI), Unitree Robotics (robot hình người) đang thể hiện sự đột phá mạnh mẽ trong AI, trí tuệ hiện thân và điều khiển robot. Theo các chuyên gia, kỷ nguyên công nghệ số, AI và công nghệ xanh đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp mới. Để duy trì lợi thế, Trung Quốc cần đẩy mạnh đổi mới trong ngành công nghiệp truyền thống, phát triển ngành công nghiệp mới và chuẩn bị cho ngành công nghiệp tương lai.
Về mở rộng hợp tác quốc tế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, Trung Quốc tiếp tục cam kết mở cửa nền kinh tế, chia sẻ cơ hội phát triển với thế giới. Nhiều tập đoàn đa quốc gia bày tỏ sự lạc quan và mở rộng đầu tư tại Trung Quốc.
AstraZeneca đã công bố kế hoạch đầu tư 2,5 tỷ USD vào Trung Quốc, xây dựng trung tâm Nghiên cứu và phát triển chiến lược thứ 6 tại Bắc Kinh. CEO toàn cầu của AstraZeneca, ông Pascal Soriot, nhận định Trung Quốc không chỉ là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn là động lực đổi mới trong ngành dược phẩm.
Thời gian tới, Chính phủ Trung Quốc cũng tiếp tục đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài như thử nghiệm mở cửa ngành dịch vụ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tái đầu tư, xây dựng thương hiệu “Đầu tư vào Trung Quốc”. Theo ông Từ Tú Quân, Viện trưởng Viện Hiện đại hóa Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp mới đang phát triển sâu rộng, Trung Quốc có cơ hội lớn trong việc định hình hợp tác toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực chuyển đổi số và công nghệ xanh.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ba lĩnh vực trọng điểm thúc đẩy kinh tế Trung Quốc
11:22' - 28/03/2025
Thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng nhu cầu nội địa là 3 trọng tâm mà Trung Quốc đang tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Đâu là trụ cột cho thương mại tự do khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng?
16:37' - 26/03/2025
RCEP đã trở thành một trụ cột quan trọng cho thương mại tự do toàn cầu và tạo động lực cho kinh tế thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và bất ổn địa chính trị gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - khu vực trung tâm trong chuỗi giá trị toàn cầu
16:42' - 25/03/2025
Theo báo cáo được Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 công bố, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á dự kiến đạt 4,5% trong năm 2025, nhỉnh hơn so với mức 4,4% của năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn khi căng thẳng thương mại leo thang
10:38'
Việc chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang đang làm gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và đảo lộn danh mục của giới đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia
08:55'
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA
08:52'
Mỹ đã thông báo cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela về việc sắp hủy bỏ các giấy phép cho phép họ xuất khẩu dầu và các sản phẩm phụ từ dầu mỏ của Venezuela.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch giữa Việt Nam với Đông Bắc Thái Lan
07:59'
Ngày 30/3, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giữa Việt Nam với Đông Bắc Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt thỏa thuận về Ukraine
07:59'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/3 tuyên bố sẽ áp thuế thứ cấp đối với toàn bộ dầu mỏ xuất khẩu của Nga nếu không đạt được thỏa thuận giữa Washington-Moskva về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30'
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ “hé cánh cửa” cho đàm phán thuế quan
20:29' - 30/03/2025
Ông chủ Nhà Trắng chia sẻ rằng dù sẵn sàng thỏa hiệp, ông tin rằng nước Mỹ đã "bị lợi dụng trong 40 năm, thậm chí có thể lâu hơn".
-
Kinh tế Thế giới
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
20:28' - 30/03/2025
Sau động đất, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh bảo nguy cơ xảy ra sóng thần nguy hiểm ở các vùng biển nằm trong phạm vi 300 km tính từ tâm chấn.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN huy động viện trợ nhân đạo sau động đất tại Myanmar, Thái Lan
19:54' - 30/03/2025
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ trong việc hỗ trợ nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cứu trợ và đảm bảo ứng phó nhân đạo kịp thời, hiệu quả.