THACO đề xuất đầu tư 61 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 theo hình thức: Lập dự án đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Về tổng mức đầu tư, THACO đề xuất đầu tư dự án với tổng vốn đầu tư là khoảng 1.562.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 61,35 tỷ USD; trong đó, hạng mục giải phóng mặt bằng là một dự án độc lập do nhà nước thực hiện và không tính vào tổng vốn đầu tư của dự án.
Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư gồm phần vốn tương ứng 20% tổng vốn đầu tư tương đương khoảng 12,27 tỷ USD là vốn góp của THACO (gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động hợp pháp khác); phần vốn tương ứng 80% tổng vốn đầu tư tương đương khoảng 49,08 tỷ USD được công ty vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; được Chính phủ bảo lãnh và hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong thời gian 30 năm (tài sản đảm bảo là toàn bộ công trình dự án).
Về thời gian thực hiện dự án và phân kỳ đầu tư, THACO đề xuất phân kỳ thực hiện dự án thành 2 giai đoạn, gồm giai đoạn 1 hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động dự án trong 5 năm với 2 phân đoạn sau khi được Nhà nước bàn giao mặt bằng sạch gồm từ TP. Hồ Chí Minh đến Nha Trang và từ Hà Nội đến Hà Tĩnh. Đây là 2 phân đoạn có nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn để đưa vào vận hành, khai thác. Giai đoạn 2 là hoàn thành toàn bộ dự án trong 2 năm tiếp theo với phân đoạn còn lại từ ga Hà Tĩnh đến ga Nha Trang, do phân đoạn này có địa hình đèo dốc, địa chất phức tạp nên cần thời gian nghiên cứu và có giải pháp hiệu quả nhất.
Theo THACO, việc đề xuất tổng thời gian hoàn thành dự án trong 7 năm và có phân chia các giai đoạn của toàn tuyến còn là nhằm có thời gian để các đối tác trong nước nghiên cứu học hỏi, hợp tác (liên danh, liên kết) nhận chuyển giao công nghệ tham gia xây dựng, sản xuất, lắp đặt và vận hành một cách an toàn và đạt hiệu quả cao nhất cho dự án; Đồng thời có đủ thời gian để hình thành một nền công nghiệp đường sắt, tiết kiệm chi phí nhằm giảm tổng vốn đầu tư của dự án thấp nhất có thể qua đó giảm được chi phí đi lại (giá vé) cho người dân.
Liên quan đến công nghệ, THACO áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm tính hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế trên nguyên tắc: THACO cùng với các doanh nghiệp trong trong nước hợp tác để nhận chuyển giao công nghệ một cách hợp lý từ các đối tác có kinh nghiệm hàng đầu thế giới tại châu Âu (Đức, Pháp,...); châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,...); tổ chức đào tạo nhân sự tiến đến làm chủ công nghệ trong xây dựng hạ tầng; Sản xuất đầu máy, toa xe; hệ thống tín hiệu, điều khiển; quản lý, vận hành hệ thống đường sắt tốc độ cao nhằm chủ động hình thành ngành công nghiệp đường sắt và thông qua dự án này phát triển các ngành công nghiệp nền tảng cho đất nước như: công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí); công nghiệp số...; trong đó ưu tiên phối hợp và liên danh, hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước đối với các hạng mục, phần việc mà trong nước có thể đáp ứng được (phù hợp khoản 8, điều 3 Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội).
Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.
Đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thí điểm cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị
21:07' - 26/05/2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2613/QĐ-UBND 24/5 về việc thực hiện Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội.
-
Chuyển động DN
Đưa vào sử dụng điện năng lượng mặt trời tại hầm đường sắt Đèo Cả
19:08' - 25/05/2025
Công trình hiện đang cung cấp điện chiếu sáng cho các hầm Vũng Rô 2, Vũng Rô 3, Vũng Rô 4 và một số nhà gác hầm trong khu vực chưa có điện lưới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21' - 23/05/2025
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04'
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.
-
Doanh nghiệp
BSR-hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
10:39'
Nhằm đảm bảo nguồn cung xăng E10 ra thị trường từ đầu năm 2026, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực phục hồi sản xuất nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gia vị gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu
20:58' - 16/07/2025
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Nhiều vướng mắc mặt bằng tại cụm dự án truyền tải Nhơn Trạch
20:25' - 16/07/2025
Các dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang gặp nhiều vướng mắc mặt bằng do có hộ dân cản trở, không cho thi công dựng cột và kéo dây.
-
Doanh nghiệp
Embraer cảnh báo tác động từ thuế quan Mỹ có thể ngang với đại dịch COVID-19
16:06' - 16/07/2025
Embraer dự báo thuế sẽ tạo ra chi phí bổ sung khoảng 9 triệu USD cho mỗi máy bay xuất khẩu sang Mỹ, với tổng tác động tiềm tàng lên tới khoảng 2 tỷ real (360 triệu USD) trong năm nay.
-
Doanh nghiệp
EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC
09:24' - 16/07/2025
EVN cảnh báo tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC, gây rủi ro cho hệ thống điện và thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng uy tín thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.