Thái Lan trữ thuốc để phòng dịch COVID-19 tái bùng phát
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển của GPO, bà Nuntakan Suwanpidokkul cho biết GPO trước đó đã nhập khẩu 187.000 viên thuốc Favipiravir và phân phát 100.000 viên cho các bệnh viện trên khắp cả nước.
Tổ chức này sẽ dự trữ 87.000 viên Favipiravir. Bên cạnh đó, Thái Lan dự kiến nhập một đợt khác gồm 303.860 viên Favipiravir, đủ để điều trị cho các ca mắc mới nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai bùng phát.
Bà Nuntakan cho biết thêm mỗi bệnh nhân COVID-19 cần tới 70 viên Favipiravir cho một đợt điều trị. Trong khi đó, việc mua thuốc Favipiravir trở nên khó khăn do thuốc này được sử dụng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 khắp nơi trên thế giới.
Hiện chính quyền Thái Lan đang nỗ lực tự sản xuất các thuốc kháng virus để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Một số công ty dược phẩm Thái Lan đang nghiên cứu tuy nhiên, họ sẽ mất thêm 1 năm nữa hoặc lâu hơn để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và đăng ký lưu hành thuốc.
Do đó, bà Nuntaka cho rằng Thái Lan chỉ có thể lưu hành thuốc Favipiravir do chính nước này sản xuất sớm nhất là vào năm 2022.
Hiện GPO đang phối hợp với Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia Thái Lan (NSTDA) nghiên cứu cách thức tổng hợp các nguyên liệu có sẵn trong nước để sản xuất Favipiravir với chi phí thấp.
Bà Nuntaka cho biết nghiên cứu hiện cho thấy những kết quả tích cực và sẽ được hoàn tất trong 3-6 tháng tới.
Cùng ngày 19/5, chính quyền thủ đô Jakarta (Indonesia) quyết định gia hạn các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 4/6 tới để phòng dịch COVID-19.Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến, Thị trưởng Jakarta Anies Baswedan nêu lý do đưa ra quyết định trên là bởi trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, nhiều người rời khỏi nhà vào lúc hoàng hôn và buổi tối.
Ông Baswedan nhấn mạnh: “Càng nhiều người ở nhà, nguy cơ lây nhiễm càng thấp”, đồng thời cho rằng đây có thể là giai đoạn cuối cùng của biện pháp giãn cách xã hội nếu người dân tuân thủ chặt chẽ.
Theo đó, thành phố Jakarta duy trì hạn chế tụ tập đông người và hoạt động giao thông công cộng. Các trường học cùng với đa số cửa hàng và trung tâm thương mại tiếp tục đóng cửa.
Đến nay, Indonesia ghi nhận 18.496 ca nhiễm với số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á là 1.221 ca. Trong đó, thành phố Jakarta xác nhận 6.155 ca nhiễm và 470 ca tử vong.
Trong khi đó, Triều Tiên tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với những nhà ngoại giao tại nước này được áp đặt trước đó để phòng dịch COVID-19. Đại sứ quán Nga ngày 18/5 cho biết Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã cho phép các nhà ngoại giao đến một số siêu thị tại Bình Nhưỡng.Từ đầu năm nay, Triều Tiên tạm dừng hoạt động giao thông đến và đi từ Trung Quốc và Nga để phòng dịch bệnh lây lan. Bình Nhưỡng tuyên bố virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đến nay chưa xâm nhập Triều Tiên./.
>>>Bệnh nhân COVID-19 "thầm lặng" vẫn có khả năng phát tán virus
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Âu "bật đèn xanh" sử dụng thuốc remdesivir trong điều trị COVID-19
18:34' - 18/05/2020
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu cho biết có thể bước đầu cho phép sử dụng thuốc kháng virus remdesivir trong điều trị bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga: Thử nghiệm ban đầu thuốc chống virus favipiravir cho kết quả hứa hẹn
07:52' - 14/05/2020
Favipiravir do Nhật Bản bào chế từ cuối những năm 1990, với tên thương mại là Avigan. Loại thuốc này hiện cũng đang được công ty dược phẩm Glenmark thử nghiệm tại Ấn Độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025
21:37' - 02/05/2025
Các nhà lãnh đạo chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD trong giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52' - 02/05/2025
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40' - 02/05/2025
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.