Thái Lan và Oman cấm nhập cảnh người đến từ nhiều nước châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan sẽ cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 8 quốc gia châu Phi mà nước này đưa vào danh sách có nguy cơ cao do biến thể Omicron, tương tự như danh sách mà Mỹ vừa công bố lệnh cấm.
Phát biểu với báo giới ngày 27/11, Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Opas Karnkawinpong nêu rõ từ ngày 1/12 tới, nước này sẽ đóng cửa với các hành khách đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe.
Từ ngày 27/11, những người đã ở Thái Lan mà đến từ các quốc gia nói trên sẽ phải cách ly 14 ngày. Ông Opas cho biết hiện Thái Lan chưa phát hiện ca nhiễm biến thể mới Omicron.
Trong khi đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng tăng cường cảnh giác với biến thể mới. Ông nêu rõ nếu có vấn đề khẩn cấp cần chính phủ phải điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, ông sẽ ra lệnh cho các cơ quan hành động ngay lập tức.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, sáng 27/11, quốc gia Đông Nam Á này thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 6.073 ca mắc mới cùng 32 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch lên 2.100.959 ca, trong đó 20.677 người không qua khỏi.
Cùng ngày, hãng thông tấn nhà nước Oman đăng dòng tweet cho biết từ ngày 28/11, nước này đã ngừng tiếp nhận hành khách từ Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Lesotho và Eswatini bắt đầu do sự lây lan của biến thể Omicron được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi.
Trong khi đó, giới chức Malaysia nâng cao cảnh giác với biến thể Omicron. Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 27/11, Bộ trưởng Y tế Malaysia, Khairy Jamaluddin cho biết bộ này sẽ đẩy nhanh việc tiêm vaccine mũi tăng cường và tăng cường giám sát xét nghiệm bộ gene của biến thể mới để bảo vệ người dân.
Bộ trưởng Khairy nêu rõ đây là các biện pháp bổ sung cùng với việc tạm thời cấm nhập cảnh công dân nước ngoài có lịch sử du lịch đến 7 quốc gia châu Phi. Ông đồng thời cảnh báo người dân nên đeo khẩu trang, tránh những nơi đông người và thực hành TRIIS (xét nghiệm, khai báo, cách ly, thông báo, truy vết). Ông khẳng định hiện tại Malaysia chưa phát hiện bệnh nhân COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron.
Lãnh đạo Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này sẽ tạm thời cấm nhập cảnh tất cả công dân nước ngoài đã từng đến Botswana, Eswatini, Lesotho, Namibia, Mozambique, Nam Phi và Zimbabwe trong 14 ngày qua. Ông cũng thông báo công dân Malaysia và những người có visa dài hạn sẽ được phép quay trở lại và nhập cảnh. Tuy nhiên, họ sẽ phải trải qua 14 ngày cách ly bắt buộc tại các trung tâm cách ly được chỉ định dù đã tiêm chủng đầy đủ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố biến thể Omicron là một biến thể đáng lo ngại. Theo kết quả phân loại, biến thể này được đặt vào cùng nhóm với biến thể Delta cũng như các biến chủng yếu hơn như Alpha, Beta và Gamma. Cho đến nay, hai nước đã báo cáo các trường hợp liên quan đến biến thể mới là Nam Phi (77 ca), Botswana (4 ca) và vùng lãnh thổ Hong Kong (Trung Quốc) - 2 trường hợp./.
>>Biến thể Omicron - “giáng đòn” mới vào nỗ lực chấm dứt đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới
Tin liên quan
-
Tài chính
Tâm lý lo ngại về biến thể Omicron mới đẩy đồng nội tệ Canada xuống giá mạnh
14:12' - 27/11/2021
Trong phiên giao dịch ngày 26/11, đồng nội tệ CAD của Canada đã có thời điểm giảm tới 1,13% so với đồng USD xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm nhiều quốc gia hạn chế đi lại do lo ngại biến thể mới Omicron
13:08' - 27/11/2021
Canada thông báo cấm nhập cảnh nước này đối với người nước ngoài đã đi qua các quốc gia miền Nam châu Phi trong vòng 14 ngày qua do lo ngại về biến thể mới B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.