Thận trọng trong việc mở rộng sản xuất, tăng đàn lợn
Năm 2017, giá lợn hơi trên thị trường xuống thấp, khiến người chăn nuôi ở khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung thua lỗ nặng. Nhưng kể từ tháng 4/2018 cho đến nay, giá lợn hơi tăng trở lại, đầu tháng 10/2018 có nơi giá lợn hơi lên đến 56.000 đồng/kg.
Mặc dù giá cao, người nuôi đang thu lãi lớn, nhưng các chuyên gia trong ngành chăn nuôi vẫn cảnh báo người nuôi phải thận trọng trong việc mở rộng sản xuất, tăng đàn ồ ạt lúc này mà cần áp dụng kỹ thuật, đầu tư trang trại theo chuỗi liên kết cung ứng bền vững.
* “Muốn nhưng không dám”
Theo khảo sát tại các thị trường, giá lợn hơi hiện đang dao động từ 49.000 đồng đến 56.000 đồng/kg tùy vào khu vực; trong đó, khu vực tăng đột biến nhất là huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh có giá 56.000 đồng/kg. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu ... giá lợn hơi dao động ở mức cao, từ 54.000 - 55.000 đồng/kg. Riêng tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, các thương lái và doanh nghiệp đang thu mua giá lợn hơi là 53.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (Tp.HCM) cho biết, hiện nay giá lợn hơi tăng cao, rất hấp dẫn những người nuôi lợn. Đây là lúc người chăn nuôi có thể gỡ phần thiệt hại của 1 năm trước. Thế nhưng, hầu hết người chăn nuôi khu vực Hóc Môn, Củ Chi đều không dám tăng đàn như trước đây, một phần vì thiếu vốn, một phần những người cung cấp giống không tăng đàn nái để sản xuất giống, cung ứng cho nuôi lợn thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Thắng, chủ đàn lợn nái 500 con tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) chia sẻ, dù giá lợn hơi hiện nay hấp dẫn người chăn nuôi, nhưng hầu hết người chăn nuôi của huyện Vĩnh Cửu đều rơi vào tâm lý lo sợ thịt lợn sẽ dư thừa, khó bán nên không muốn tăng đàn. Người chăn nuôi chỉ đầu tư thêm kỹ thuật và quy trình để sản phẩm lợn thịt đạt chất lượng hơn, tương xứng với giá tăng hiện nay.
Nói về việc giá thịt lợn tăng mạnh, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giá lợn cả nước đang tăng là có lợi cho người chăn nuôi, bởi đây là cơ hội để họ có thể gỡ lại vốn, có điều kiện tích lũy, tái đầu tư cho chu kỳ sản xuất sau.
Một số nơi giá lợn hơi tăng lên tới 55.000 đồng/kg, nhưng đây chỉ là hiện tượng cục bộ, chủ yếu ở khu vực giết mổ nhỏ lẻ, không phải là mức giá phổ biến trên cả nước. Dự kiến từ nay đến cuối năm, thịt lợn sẽ không thiếu nguồn cung, do những sản phẩm khác của chăn nuôi như gia cầm, trứng, sữa… cũng rất nhiều. Điều này sẽ giảm áp lực lên nguồn cung thịt lợn.
* Tránh để sản phẩm ngoại chiếm lĩnh
Theo thống kê của Tổng Cục hải quan Việt Nam, đến hết tháng 6/2018, cả nước nhập khẩu hơn 19.500 tấn thịt lợn, tổng kim ngạch đạt hơn 22 triệu USD. Bình quân mỗi kilogam thịt lợn nhập khẩu chỉ là 26.000 đồng/kg (chưa tính thuế). Thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam gồm Ba Lan cung cấp 7.035 tấn, kim ngạch hơn 8 triệu USD; Tây Ban Nha 4.460 tấn, kim ngạch gần 4,8 triệu USD.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ, chỉ mới 2 thị trường nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam, đã lấy đi nguồn kim ngạch lớn như vậy. Đó là chưa kể thị trường Đức, chỉ trong năm 2017, Đức đã xuất khẩu hơn 5.000 tấn thịt lợn sang Việt Nam. Năm 2018 lại thiếu vắng thị trường này. Nếu có thêm nguồn thịt lợn từ Đức, nguồn thịt lợn nhập khẩu ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam.
Hiện tỉnh Đồng Nai được xem là thủ phủ của ngành chăn nuôi lợn. Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người chăn nuôi thận trọng trong việc tăng đàn lợn. Theo thống kê của Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tổng đàn lợn của tỉnh đạt 2,5 triệu con.
Trong 1 năm, người chăn nuôi đã trải qua những biến cố và thiệt hại khi giá lợn xuống thấp, nhưng khi gặp "cơn bão" tăng giá lợn hơi như hiện nay, nhiều người chăn nuôi cố gắng tìm lợi nhuận hấp dẫn từ “cơn bão” này.
Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cũng khuyến cáo người chăn nuôi phải thận trọng trước những thông tin từ thương lái, tìm hiểu thêm thông tin đa chiều để đưa ra quyết định đúng đắn khi tăng đàn. Bởi nếu tăng không kiểm soát, thì trong 1 năm, tổng đàn lợn của Đồng Nai sẽ vượt con số 3 triệu con, đối diện với cung vượt cầu như đầu năm 2017. Đó là chưa kể khi xảy ra dịch bệnh, con số thiệt hại sẽ càng lớn hơn.
Thêm vào đó, giá lợn hơi trong nước cao gấp hơn 2 lần so với thịt nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước sẽ có sự so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn thịt lợn cho khẩu phần ăn của mình, đặc biệt là giới thu nhập thấp. Điều này sẽ gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi Việt Nam, thị trường nội địa rơi vào cảnh bị sản phẩm ngoại chiếm lĩnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương không tăng quy mô đàn bằng mọi giá, ngay cả trong thời điểm giá lợn hơi tăng cao, mà cần thay đổi cơ cấu giống, phát triển các giống cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm và tránh rủi ro; đồng thời, thay đổi phương thức chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng và kiểm soát tốt thị trường lợn của Việt Nam./.
- Từ khóa :
- đàn lợn
- giá lợn
- giá thịt lợn
- giá lợn hơi
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cục Chăn nuôi: Nguồn cung thịt lợn dịp cao điểm cuối năm không thiếu
18:33' - 03/10/2018
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với sức sản xuất như hiện nay thì nguồn cung thịt lợn cho dịp cao điểm cuối năm là không thiếu.
-
Đời sống
Đà Nẵng phòng chống dịch tả lợn châu Phi
10:50' - 02/10/2018
Đà Nẵng đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào thành phố.
-
Đời sống
Kiến nghị một số giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
15:40' - 26/09/2018
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tại địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
ASEAN thúc đẩy sáng kiến “Một sức khỏe” nhằm ngăn chặn đại dịch trong tương lai
14:46'
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cam kết theo đuổi cách tiếp cận “Một sức khỏe” nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai do lây truyền bệnh từ động vật sang người.
-
Kinh tế & Xã hội
Dập tắt hoàn toàn vụ cháy tại nhà máy sản xuất bánh kẹo ở Thừa Thiên – Huế
14:44'
Đến trưa 21/3, các lực lượng chức năng đã khống chế, dập tắt hoàn toàn đám cháy tại nhà máy sản xuất bánh kẹo của Công ty Cổ phần One One miền Trung.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái Đất
12:04'
Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng: Khắc phục nguy cơ mất an toàn 2 tuyến thay thế đường đèo Prenn
11:28'
UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường đèo Mimosa và đèo Sacom trong thời gian thi công đường đèo Prenn.
-
Kinh tế & Xã hội
Quy định hành lý được và không được phép mang lên máy bay
10:17'
Những hành lý và hàng hóa được cũng như không được mang lên máy bay gồm những gì là băn khoăn của rất nhiều người trước mỗi hành trình.
-
Kinh tế & Xã hội
Thừa Thiên - Huế: Cháy lớn tại kho hàng nhà máy sản xuất bánh kẹo
10:09'
Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho chứa nguyên liệu của Công ty cổ phần One One miền Trung (thôn Tam Vị, xã Lộc tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên -Huế) thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị.
-
Kinh tế & Xã hội
Các chủ tàu khách tham quan chợ nổi gặp khó khi phải lắp hộp đen, bộ đàm
09:32'
Các tàu chở khách đi tham quan chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ sẽ phải gắn thêm hộp đen và bộ đàm mới được hoạt động.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội thêm Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 2915D hoạt động trở lại
09:19'
Sáng 21/3, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 2915D ở huyện Thường Tín được hoạt động trở lại với một dây chuyền, đáp ứng nhu cầu đăng kiểm xe cơ giới của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều trụ sở đài truyền hình tại Ecuador nhận bom thư
08:48'
Ngày 20/3, giới chức Ecuador cho biết 3 trụ sở đài truyền hình ở nước này đã nhận bom thư. Một quả bom trong số này đã phát nổ nhưng không gây thương vong.