Thận trọng trước xu hướng ngoại hóa doanh nghiệp nội
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến giữa năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, trong thời gian này có 4.125 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đó là tín hiệu vừa đáng mừng, song cũng có ý kiến băn khoăn trước khả năng đang diễn ra xu hướng "ngoại hóa" các doanh nghiệp nội địa.
Để phân tích kỹ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Phóng viên: Trước diễn biến tăng lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong khi dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, ông có bình luận gì về con số này?
Ông Hoàng Quang Phòng: Dữ liệu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2019 được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, cho thấy dòng vốn ngoại đang tiếp tục đổ về Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh xung đột thương mại và địa chính trị tiếp tục xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các nền kinh tế cùng với những dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang có diễn biến chậm lại.Sự tăng trưởng về tỷ lệ đăng ký vốn đầu tư nước ngoài có thể hiểu là do các dự án có lượng vốn cam kết cao ở những năm trước, đến nay được thúc đẩy giải ngân đầu tư trên thực tế. Tuy nhiên, cũng có thể là do tác động từ chiến tranh thương mại giữa các cường quốc trên thế giới và chính sách giảm thuế theo các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo lực hút mạnh nguồn vốn đầu tư trên thế giới "nhắm" vào Việt Nam. Tôi thấy, cũng không loại trừ một xu hướng đáng chú ý khác là sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn góp hay việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong tỷ lệ đăng ký đầu tư ở các dự án tại nhiều địa phương đang thể hiện khả năng các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn "thâu tóm" các doanh nghiệp nội địa.Phóng viên: Trong bối cảnh hiện nay, thực trạng và sức khỏe của các doanh nghiệp nội địa đang rất "mong manh" sau những sang chấn và tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Ông đánh giá như thế nào về diễn biến của thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ?Ông Hoàng Quang Phòng: Trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có 1.418 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 8,43 tỷ USD; có 526 lượt dự án được đăng ký điều chỉnh tăng vốn với tổng mức 3,72 tỷ USD. Trong số đó, có thể thấy các lĩnh vực chế biến, chế tạo; phân phối điện, nước, khí, điều hòa, ô tô, xe máy, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.... là khu vực có tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất. Chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự ưu tiên đặc biệt vào những lĩnh vực này. 6 tháng đầu năm 2020 cũng đã ghi nhận có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,44 tỷ USD, chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,58 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,58 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)...Một số dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này có thể điểm qua như dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Texhong Hải của Hồng Kông (Trung Quốc), vốn đăng ký đầu tư 214 triệu USD; dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam của Trung Quốc, vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng; dự án Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 48,8 triệu USD với mục tiêu sản xuất bộ dây diện dùng cho xe ô tô tại Vĩnh Long.Bên cạnh đó là dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu của Singapore, vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG; dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ USD; dự án công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai của Singapore, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD... Theo đánh giá của các chuyên gia, làn sóng đầu tư nước ngoài mới đang tràn đến Việt Nam là minh chứng cho sự dịch chuyển đầu tư được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay dịch COVID-19 cùng với nhiều nhân tố khác. Đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vì hiện rất ít nước có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của các tập đoàn đa quốc gia nên chứng tỏ, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như các yếu tố khác về chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ đang có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nói gì thì nói, tôi vẫn cho rằng, cần có sự thận trọng nhất định. Bởi lẽ, môi trường thể chế, hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp hiện vẫn đang trong quá trình liên tục cập nhật và chỉnh sửa để phù hợp hơn với yêu cầu phát triển thực tế khách quan. Vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập về điều kiện kinh doanh làm khó và trói chân doanh nghiệp.Xét ở bối cảnh hiện tại, thực lực của doanh nghiệp nội địa đang rất mong manh và yếu thế sau những cú "va đập" vì ngoại cảnh khách quan của thị trường, của dịch bệnh... Do đó, đón dòng đầu tư nước ngoài vừa nhiều, vừa mạnh về ngay lúc này...e rằng, lợi bất cập hại. Tôi cho rằng thị trường cần những động lực thúc đẩy tích cực. Song để có những động thái nhanh, mạnh và dứt điểm cũng cần sự thận trọng nhất định và góc nhìn rộng hơn để tránh những hệ lụy. Phóng viên: Nhiều đề xuất về việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần nên theo hướng đơn giản về thủ tục, không bắt buộc nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư, vừa gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động góp vốn tại các doanh nghiệp và dễ dẫn đến tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”... Quan điểm của ông thì sao?Ông Hoàng Quang Phòng: Trong các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, việc lựa chọn đối tác nào và cách thức đối tác ra sao có lẽ người trong cuộc thường rõ hơn ai hết. Cũng vẫn có tình trạng, phía sau các thương vụ mua bán - sáp nhập xảy ra tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” hay sự bất đồng về quan điểm giữa các đối tác đầu tư.Song vấn đề ở chỗ, cứ không quản được là cấm, là siết chặt, tôi nghĩ, chúng ta đang có những thứ mà các nhà đầu tư nước ngoài cần. Đó là thị trường Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để được thúc đẩy sôi động và phát triển, vậy cớ sao phải quản "chặt" để rồi luôn mang tiếng là khó, là thiếu thân thiện...Tôi cho rằng, cơ bản cần có một bộ khung pháp lý sao cho đủ chắc chắn, minh bạch, khách quan và công bằng và áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, còn vận hành ra sao, hãy để thị trường tự quyết định đúng theo quy luật và những người tham gia phải tuân thủ đúng theo luật chơi mà chính họ đã xây dựng và cùng nhau thống nhất.Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA xuất khẩu sang Hà Lan
15:45' - 15/07/2020
Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới các nhà nhập khẩu Hà Lan nhiều sản phẩm dùng trong lĩnh vực thể thao như: quần áo, giầy dép, dụng cụ thể thao…
-
Doanh nghiệp
Sẽ chuyển giao 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương về SCIC đúng hạn
15:03' - 15/07/2020
Bộ đang thực hiện các thủ tục để chuyển giao, thoái vốn các doanh nghiệp về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đúng hạn trước ngày 31/8/2020.
-
DN cần biết
Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với một số doanh nghiệp
12:59' - 15/07/2020
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo cáo bền vững - công cụ đánh giá năng lực quản trị doanh nghiệp
12:20' - 15/07/2020
từ năm 2000 tới nay đã có gần 65.000 báo cáo bền vững được thực hiện. Đã có trên 30 quốc gia quy định thực hiện báo cáo bền vững vào khung pháp lý mang tính chất bắt buộc.
-
Doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp thời COVID-19: Trong nguy có cơ
11:40' - 15/07/2020
Sức ép về cạnh tranh ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, gặp vô vàn khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.