Tháng 4, CPI của cả nước giảm 0,04%
CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,89%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Ảnh: Trần Việt
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/4, giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá điện, nước sinh hoạt giảm theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước, tăng 1,27% so với tháng 12/2020.
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4 tăng 2,7%; CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,89%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 4 tháng tăng 0,74%.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong mức giảm 0,04% của CPI tháng 4/2021 so với tháng trước, khu vực thành thị giảm 0,08%; khu vực nông thôn tăng 0,01%. Khu vực thành thị có tốc độ CPI tháng 4 giảm so với tháng trước trong khi khu vực nông thôn tăng nhẹ chủ yếu do chỉ số giá nhóm lương thực của khu vực thành thị giảm 0,06%; khu vực nông thôn tăng 0,03%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tháng 4/2021 có 4 nhóm giảm giá so với tháng trước, 6 nhóm tăng giá, riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giữ giá ổn định.
Theo đó, trong 4 nhóm hàng giảm giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,43%; nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,2% và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%. Trong 6 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 0,87%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14% và nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%...
Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 4 tháng đầu năm 2021 như: giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,76% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thực phẩm 4 tháng đầu năm tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giá thịt bò tăng 2,72%, giá thịt chế biến tăng 3,54%. Giá ăn uống ngoài gia đình tăng theo giá lương thực, thực phẩm, bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước.
Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 4 tháng đầu năm tăng 14,69% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng, dầu trong nước bình quân 4 tháng tăng 2,49% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục 4 tháng đầu năm 2021 tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI 4 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như: Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19; trong đó, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II và quý IV năm 2020. Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 4 tháng đầu năm 2021 giảm 5,88% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, các hãng hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đưa ra hàng loạt các chương trình giảm giá hấp dẫn để kích cầu du lịch và đi lại của người dân, theo đó, giá vé tàu hỏa 4 tháng đầu năm giảm 7,39% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 17,4%; giá du lịch trọn gói giảm 3,32%...
Trong tháng 4, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 24/4/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.755 USD/ounce, tăng 2,08% so với tháng 3/2021 do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm khiến vàng trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó, lực mua lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã đóng góp không nhỏ vào sự phục hồi giá vàng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 4/2021 giảm 1,9% so với tháng trước; tăng 13,84% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 20,84%. Mặc dù giá vàng trong nước giảm so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.
Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ được kiểm soát chặt chẽ và triển vọng tiêm chủng vaccine phòng chống dịch COVID-19 ở châu Âu được cải thiện. Tính đến ngày 24/4/2021, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 92,01 điểm, tăng 0,14 điểm so với tháng trước.
Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.170 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 4/2021 tăng 0,29% so với tháng trước và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 4 tháng đầu năm 2021 giảm 0,77%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 4/2021 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,74% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 0,89%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu tăng.
Mức lạm phát cơ bản tháng 4/2021 và 4 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây./.
- Từ khóa :
- tổng cục thống kê
- CPI
- lạm phát cơ bản
- các gói hỗ trợ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29%
11:26' - 29/03/2021
Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm theo quy luật hàng năm, giá các loại thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào là nguyên nhân chính làm CPI tháng 3/2021 giảm nhẹ.
-
Tài chính
Năm 2021, giá cả ở Việt Nam có nhiều yếu tố làm tăng CPI
07:42' - 17/03/2021
Dịch COVID-19 đã có những tác động đến nền kinh tế và thị trường hàng hóa trên toàn cầu; trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân khiến CPI tháng 2 có mức tăng cao nhất trong 8 năm
10:57' - 28/02/2021
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2/2021 trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12/2020.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tăng thấp nhất trong 5 năm gần đây
09:36' - 29/01/2021
Lạm phát cơ bản cao hơn lạm phát chung do “rổ” hàng hóa tính lạm phát cơ bản tháng này loại trừ mặt hàng điện sinh hoạt tháng này có mức giảm mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.