Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do giá dịch vụ y tế và giá thực phẩm tăng
Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng cao. Tác giả: Vũ Sinh/TTXVN
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng trước. Như vậy, CPI tháng 8 tăng 1,23% so với tháng 12 năm trước; tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng 3,84%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng giá, đó là thuốc và dịch vụ y tế và đây cũng là nhóm tăng cao nhất với 2,86%. Tiếp đến là giao thông tăng 2,13%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,93%; giáo dục ăng 0,57%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,10%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,09%... và duy chỉ có một nhóm giảm là bưu chính viễn thông với mức giảm 0,04%. Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kế cho biết, chỉ số CPI tháng 8 năm 2017 có mức tăng khá cao do một số nguyên nhân như: chỉ số giá nhóm thực phẩm tiếp tục tăng cao do giá thịt lợn tăng khá cao, bình quân giá thịt lợn tăng 5,72% so với tháng trước khiến các loại thực phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo. Hiện nay, bình quân giá thịt lợn bán lẻ tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg và mức giá này đã gần trở về mặt bằng giá thời điểm cuối năm trước. Cụ thể, giá thịt mông sấn hiện ở mức từ 75.000 - 85.000 đồng/kg; nạc thăn từ 75.000 - 90.000 đồng/kg; sườn lợn từ 85.000 - 95.000 đồng/kg. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 0,9%, dầu mỡ ăn tăng 0,85/%, thủy sản tươi sống tăng 0,44% do ảnh hưởng mưa bão; giá trứng các loại tăng 2,59% do nhu cầu nguyên liệu tăng để chuẩn bị làm bánh phục vụ dịp Tết Trung thu. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão và lũ quét cũng làm cho giá rau xanh tăng 3,89% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,64%, góp phần tăng chỉ số CPI khoảng 0,37%. Tổng cục Thống kê cũng cho biết, mặc dù giá thực phẩm tăng cao nhưng giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình vẫn ổn định và giảm nhẹ do trong tháng không có ngày lễ hội. Đối với chỉ số giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,27%, chủ yếu tăng ở mặt hàng sắt thép do giá nguyên liệu đầu vào như phôi thép, than điện cực chì tăng mạnh từ tháng 7 nên các nhà máy sản xuất thép đã tăng giá bán từ 5% - 10%. Ngoài ra, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng hai đợt vào ngày 4/8 và ngày 19/8, giá xăng tăng 1.110 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 470 đồng/lít làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng 2,13%. Điều này góp phần tăng CPI tháng 8 khoảng 0,2%. Từ ngày 1/8/2017, giá gas trong nước cũng điều chỉnh tăng 27.000 đồng/bình 12 kg, tăng 8,91% so với tháng 7/2017 do giá gas thế giới tăng 85 USD/tấn lên mức 440 USD/tấn. Đối với nhóm dịch vụ y tế là nhóm hàng có chỉ số tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng chính. Nguyên nhân là do giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế tăng theo quyết định của Ủy ban nhân dân 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định trong Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 3,72% khiến cho CPI tăng khoảng 0,14%. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ. Cũng trong tháng 8, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Bình quân tháng 8, giá vàng tại thị trường trong nước tăng 1,11% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3.640.000 đồng/chỉ vàng SJC. Chỉ số giá USD giảm 0,03% là do doanh số bán lẻ của Mỹ tăng gấp đôi so với dự báo trong tháng 7 năm 2017. Tại thị trường trong nước, với sự điều hành tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào nên giá đồng USD giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, giá bình quân ở thị trường tự do tháng 8/2017 xoay quanh mức 22.700 VND/USD. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 8 năm 2017 tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 1,31 % so với cùng kỳ; bình quân 8 tháng đầu năm 2017 tăng 1,47% so cùng kỳ, thấp hơn mức kế hoạch từ 1,6% - 1,8% và điều đó cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định. Về chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2017, Tổng cục Thống kê dự báo sẽ tăng so với tháng trước. Yếu tố giúp CPI tăng là giá các mặt hàng thịt lợn, rau xanh, xăng dầu, dịch vụ y tế, học phí các cấp học từ bậc mầm non đến đại học tăng.Cùng với đó là nhu cầu về sách vở và đồ dùng học tập cũng như giá dịch vụ tăng do ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ 2/9. Tuy nhiên, cũng có yếu tố giúp CPI giảm là do giá vật liệu xây dựng có thể giảm vì nhu cầu giảm và giá cát giảm.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,15%
10:21' - 29/06/2017
CPI từ tháng 1 đến tháng 6 so cùng kỳ năm trước có tốc độ tăng giảm dần từ mức 5,22% xuống mức 2,54%, bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,03% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhóm hàng thực phẩm đẩy CPI tháng 5/2017 giảm
11:10' - 29/05/2017
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2017 giảm 0,53% so với tháng trước, tăng 3,19% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,37% so với tháng 12 năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát CPI: Cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng
12:43' - 29/03/2017
Để kiểm soát CPI bình quân dưới 4%, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường để cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07' - 17/04/2025
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.