Thanh Hóa tạo điều kiện cho người dân vùng cao tiếp cận hàng Việt
Để đạt được kết quả đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Chương trình Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi do Sở Công Thương tổ chức hằng năm được đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Mặt khác, thông qua chương trình, người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh sản xuất.
Từ năm 2014 đến nay, Sở Công Thương đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức 21 phiên chợ hàng Việt tại các huyện nông thôn, miền núi của tỉnh.
Trung bình mỗi phiên chợ có 20 gian hàng, chủ yếu là doanh nghiệp trong tỉnh tham gia với kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng/phiên chợ từ nguồn ngân sách tỉnh.
Hàng hóa bày bán tại các phiên chợ 100% là hàng Việt Nam, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý. Mỗi phiên chợ đạt doanh thu từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Thông qua các phiên chợ đã làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng của hàng Việt. Không những thế, người dân khu vực nông thôn, miền núi còn được tìm hiểu, mua sắm những mặt hàng chất lượng cao do chính các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh sản xuất.
Từ đó, có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá cả của hàng sản xuất trong nước với những hàng hóa được bày bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.
Tại phiên chợ hàng Việt tổ chức tại huyện Bá Thước, chị Phạm Thị Lương (thị trấn Cành Nàng, Bá Thước) cho biết, thời gian qua, trên địa bàn miền núi xuất hiện tình trạng hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng không nhãn mác... bày bán tràn lan, gây hại cho sức khỏe con người nên phải cẩn trọng khi lựa chọn mua hàng.
Thông qua phiên chợ hàng Việt được tổ chức tại địa phương, người dân có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao với giá thành phải chăng; tìm được địa chỉ uy tín để mua sắm lâu dài.
Các phiên chợ góp phần nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân địa phương về phân biệt hàng thật, hàng giả…
Cùng với việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt, tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi thông qua kênh phân phối là các Siêu thị miền Tây.
Theo đó, với hệ thống 11 siêu thị và 2 cửa hàng tự chọn được bố trí tại 11 huyện miền núi trong tỉnh, hệ thống siêu thị miền Tây hiện cung ứng khoảng 30.000 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người tiêu dùng khu vực miền núi.
Tại đây, hàng nghìn mặt hàng có xuất xứ Việt Nam luôn được hệ thống siêu thị lựa chọn từ các nhà sản xuất uy tín và ưu tiên bày bán tại các vị trí thuận lợi cho người dân dễ quan sát và lựa chọn.
Anh Ngân Văn Hiệp, bản Ken, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa chia sẻ, mặc dù cách thị trấn 15km nhưng mỗi tuần gia đình anh đều lên danh sách các mặt hàng tiêu dùng và sắp xếp 1 buổi để đến Siêu thị miền Tây mua sắm. Ưu tiên lựa chọn của gia đình là các mặt hàng có nguồn gốc Việt Nam, giá cả phù hợp và yên tâm khi sử dụng.
Ông Lữ Minh Thư - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với liên ngành cùng các địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động. Qua đó, từng bước nâng cao tỷ lệ người dân ưu tiên lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm, tiêu dùng.
Ngành sẽ đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, áp dụng các chế tài đủ sức răn đe để từng bước đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường; chủ động điều tra, khảo sát thị trường, nhu cầu tiêu dùng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp.
Từ đó, giúp doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa, vừa đáp ứng thị hiếu, khả năng tiêu dùng của từng đối tượng và hàng Việt được phục vụ trực tiếp đến với mọi người dân…./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối sản phẩm hàng việt để thu hẹp khoảng cách vùng miền
20:14' - 26/09/2019
Chương trình OCOP thực sự đã mang lại hiệu quả rõ nét, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
-
Doanh nghiệp
Hà Nội đưa hàng Việt đến vùng sâu, khu công nghiệp và khu chế xuất
12:56' - 21/09/2019
Nhiều năm qua, ngành công thương Hà Nội đã quan tâm đến việc xây dựng các mô hình cung ứng hàng Việt vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng nông thôn - nơi có hàng triệu người lao động làm việc.
-
Thị trường
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển
20:24' - 07/09/2019
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều loại hàng hóa của Việt Nam đã thật sự chinh phục được người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06'
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.