Thành phố Hồ Chí Minh bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế của các công trình kiến trúc
Trong công tác bảo tồn công trình kiến trúc, nhất là các nhà cổ, biệt thự hiện nay, vai trò và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan gồm nhà quản lý, nhà nghiên cứu và chủ sở hữu các công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Đây là vấn đề được nhấn mạnh tại Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty Cổ phần Minerva và Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày 27/11.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1993, Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị là một công việc quan trọng cần được tiến hành một cách nghiêm túc, thận trọng và phải được làm ngay. Vì vậy, UBND thành phố đã có chỉ đạo và ban hành danh mục 108 đối tượng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị tại thành phố.
Từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc đã phối hợp với các chuyên gia của Pháp để nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí đánh giá giá trị di sản một cách khách quan, khoa học và xuất phát từ thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua khảo sát, hiện nay trên địa bàn thành phố có hơn 1.220 biệt thự, trong đó tập trung nhiều nhất ở quận 3 với hơn 800 biệt thự.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về các đối tượng cần nghiên cứu bảo tồn. Hệ thống này không chỉ giúp quản lý, cập nhật, bổ sung các thông tin cần bảo tồn mà còn giúp các nhà quản lý có cái nhìn một cách tổng thể về hệ thống di sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Dưới góc độ nghiên cứu, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: Việc đánh giá giá trị hệ thống nhà cổ, biệt thự thời Pháp, như Hà Nội đã làm, Thành phố Hồ Chí Minh đang làm, theo hệ thống tiêu chí cụ thể để phân loại bảo tồn hay không bảo tồn là rất cần thiết nhưng rất khó khăn.
Chưa nói đến tình trạng biệt thự xuống cấp nặng thì nhiều biệt thự đã chuyển đổi công năng, chuyển đổi hình thức sở hữu. Dù có được hay “bị” đưa vào diện bảo tồn thì cũng rất khó thực thi. Vì vậy, nên chăng cần trả lại công năng của các công trình này như nó vốn có và hình thức quản lý, sở hữu phù hợp. Như vậy, mới có thể bảo tồn di tích lịch sử- văn hoá, đồng thời có thể khai thác tốt về giá trị kinh tế.
Trao đổi tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng: Việc bảo tồn di sản văn hoá đô thị không chỉ nhằm vào một vài công trình mà cần có cái nhìn rộng hơn bao gồm bảo tồn một cảnh quan, một không gian của đô thị. Có như vậy giá trị văn hoá chung của cả khu vực mới được nâng cao, từ đó nâng cao giá trị kinh tế.
Từ thực tế nghiên cứu, khảo sát đánh giá biệt thự 110-112 Võ Văn Tần, (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), kiến trúc sư Nicolas Viste, chuyên gia nghiên cứu các dự án bảo tồn văn hoá, cho biết: Giá trị to lớn của biệt thự này chính là sự độc đáo mang đậm bản sắc Việt Nam, khiến nó trở thành một trong những công trình lịch sử quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đang hợp tác để phát triển một dự án bảo tồn và tôn tạo toàn diện công trình này dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Kiến trúc sư Nicolas Viste, tổng thể dự án tôn tạo sẽ đòi hỏi các bước thực hiện, từ tháo dỡ các công trình phụ, đến gia cố kết cấu, phục hồi tất cả các bộ phận cấu thành và bảo quản các bức hoạ tinh xảo trong ngôi nhà. Dự kiến, dự án diễn ra trong 3 năm tới để có thể phục hồi hoàn toàn sự lộng lẫy như thiết kết ban đầu với sự hỗ trợ của các nhà thầu quốc tế.
Tương tự, PGS.TS. KTS Trần Văn Khải (Khoa Kiến trúc, Đại học Văn Lang), cho rằng việc bảo tồn công trình này góp phần khôi phục và phát huy bản sắc đô thị cổ của vùng quận 3 và khu vực xung quanh. Do đó, để giữ được giá trị văn hoá cao của công trình này cần phải sớm trùng tu gắn với sự gìn giữ phong cách nguyên gốc tối đa. Chủ sở hữu di tích cần áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và trung tu phù hợp với quy định của pháp luật.
Dưới góc độ ứng xử với công trình có giá trị lịch sử cần bảo tồn, Tiến sỹ Nguyễn Lưu Bảo Đoan (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Việc bảo tồn tất cả, hay không bảo tồn công trình nào đều không phải là lựa chọn tốt. Có những công trình cũ cần đập bỏ, và ngược lại có công trình ít cũ hơn nhưng cần được bảo tồn. Khi công trình được xem là cần bảo tồn mặc dù có thể những giá trị lịch sử và văn hoá nhất định thì không phải là hàng hoá công và với tư cách hàng hoá tư thì việc bảo tồn hay không bảo tồn nên để chủ sở hữu quyết định.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Lưu Bảo Đoan, trong việc đánh giá và ban hành chính sách đối với những công trình di sản cần bảo tồn và xem là hàng hoá công, sự tham gia của người dân là cần thiết. Thậm chí, công chúng nên có quyền bỏ phiếu lựa chọn những phương án bảo tồn sau khi họ được cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kiến trúc sư – nhân tố tạo nên những công trình có giá trị
15:13' - 07/11/2018
Bên lề quốc hội, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia xung quanh Dự thảo Luật Kiến trúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội nghe tờ trình về dự án Luật Kiến trúc
10:54' - 24/10/2018
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/10, Quốc hội làm việc ở hội trường, nghe Tờ trình về dự án Luật Kiến trúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lần đầu xây dựng công cụ pháp lý riêng cho lĩnh vực kiến trúc
16:59' - 23/10/2018
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Kiến trúc sẽ được trình bày trước Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu
07:00'
Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, sáng mai 27/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 26/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 19/11/2024. XSMB thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMB 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 26/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 19/11/2024. XSMT thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/11. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 26/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 26/11/2024. XSMN thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMN 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMN thứ Ba. Trực tiếp KQXSMN ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 26/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 26/11/2024
19:30' - 25/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 26/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 26 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBL 26/11. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 26/11/2024. XSBL ngày 26/11
19:00' - 25/11/2024
Bnews. XSBL 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSBL Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBL ngày 26/11. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Bạc Liêu Thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBT 26/11. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 26/11/2024. XSBT ngày 26/11
19:00' - 25/11/2024
Bnews. XSBT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSBT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBT ngày 26/11. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Bến Tre Thứ Ba ngày 26/11/2024.XSBTR hôm nay
-
Kinh tế & Xã hội
XSVT 26/11. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 26/11/2024. XSVT ngày 26/11
19:00' - 25/11/2024
Bnews. XSVT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSVT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSVT ngày 26/11. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Vũng Tàu Thứ Ba ngày 26/11/2024.