Tháo “điểm nghẽn” cho cảng thủy nội địa
Từ một bến phà phục vụ giao thông trong chiến tranh, sau nhiều năm phát triển, cảng Khuyến Lương đã trở thành một cảng thuỷ nội địa đa ngành nghề, đóng góp không nhỏ trong vận chuyển lưu thông nhiều mặt hàng tại Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, việc cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức đang trở thành “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển của cảng.
Cảng Khuyến Lương nằm ở bờ hữu sông Hồng, cách hạ lưu cầu Thanh Trì (Hà Nội) khoảng 4,5km, hiện là cảng đầu mối quan trọng của khu vực phía Bắc, có thể tiếp nhận tàu trọng tải từ 400 - 1.000 tấn neo đậu. Lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt công suất trên 700 nghìn tấn/năm. Các chuyên gia giao thông nhận định, với diện tích mặt bằng sử dụng tương đối lớn, bằng phẳng, có khả năng mở rộng; luồng vào cảng dọc theo sông Hồng khá sâu, rộng, khá ổn định nên rất thuận tiện cho tàu thuyền đậu đỗ, ra vào cảng. Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng Ban Tuyên giáo Truyền thông, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết, cảng Khuyến Lương (trực thuộc VIMC) chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 9/1/2014.Sau hơn 7 năm hoạt động theo mô hình mới, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng cảng Khuyến Lương đã từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Tính chung trước khi dịch COVID-19 xảy ra, cảng Khuyến Lương luôn duy trì sự tăng trưởng và có lãi.
Cụ thể, tính từ năm 2014, sau thời điểm chuyển sang cổ phần hóa, lượng hàng hóa trung bình qua cảng đạt khoảng 400 nghìn tấn/năm, nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm.Cảng đã đảm bảo thu nhập cho hàng trăm người lao động với mức thu nhập ổn định trên dưới 7 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Hải nhận định, cảng Khuyến Lương đang gặp một số khó khăn nếu không sớm giải quyết sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh; trong đó, có nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài từ giai đoạn cổ phần hóa như: hạ tầng giao thông vào cảng không thuận lợi. Đặc biệt, vùng nước trước cảng ngày càng bị bồi lắng phù sa quá lớn, chi phí nạo vét tăng cao. Để khắc phục tình trạng khan cạn đảm bảo sản xuất, cảng Khuyến Lương đã làm thủ tục xin phép Cục Đường thủy nội địa Việt Nam từ tháng 11/2017 nhưng đến nay, dự án nạo vét phù sa vùng nước trước bến để cho tàu ra, vào xếp dỡ hàng hóa vẫn chưa thực hiện được do phải đợi làm các thủ tục về đánh giá môi trường… Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc VIMC chia sẻ, điều này đã gây khó khăn trong việc tổ chức xếp dỡ hàng hóa. Mặc dù Chính phủ có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song việc cấp phép và tổ chức nạo vét vùng nước cảng (cảng tự bỏ kinh phí nạo vét) đã nhiều năm nay không được xem xét. Lý giải nguyên nhân cảng Khuyến Lương chưa được thi công nạo vét vùng nước trước cảng, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực II, ông Lê Đức Cường cho hay, hiện dự án chưa được triển khai do cảng Khuyến Lương thực hiện không đúng phương án đảm bảo an toàn giao thông. Về hệ thống đường giao thông vào cảng, mặc dù đã được thành phố Hà Nội sửa chữa nhưng đường vào cảng đi qua đê vẫn bị hẹp nên các loại xe, đặc biệt là xe container ra vào rất khó khăn. Đây cũng là một điểm nghẽn làm cảng Khuyến Lương kém hấp dẫn khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân gần khu vực cảng có nhiều lợi thế hơn như được thuê đất với giá thấp, đầu tư cầu cảng đơn giản… đã gây áp lực không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của cảng Khuyến Lương thời gian qua. Theo Quy hoạch hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông Vận tải, cảng Khuyến Lương sẽ là một trong bốn cảng hàng hóa chính tại Hà Nội; là cảng container kết hợp với cảng tổng hợp. Để cảng Khuyến Lương phát triển theo đúng quy hoạch, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình hoạt động của đơn vị này, đặc biệt đề nghị Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về hạ tầng Bà Trương Thị Thúy Nga, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương cho biết, để thực hiện đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, cảng Khuyến Lương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, các sở, ban, ngành của UBND thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp được hưởng cơ chế đặc thù trong việc xin phép xây dựng mở rộng cầu tàu, kho, bãi phù hợp với nhu cầu phát triển của cảng. Bên cạnh đó, theo quy hoạch đã được phê duyệt, cảng Khuyến Lương sẽ là cảng container kết hợp với cảng tổng hợp. Do đó, doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu, tạo điều kiện cho cảng phát triển theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Đây cũng là cơ sở để VIMC xây dựng thành công đề án Trung tâm phân phối hàng hoá tại cảng Khuyến Lương. Chia sẻ về một số giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, bà Trương Thị Thúy Nga, cho biết, để giữ bạn hàng và phát triển khách hàng mới, Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương sẽ điều chỉnh đơn giá xếp dỡ một cách hợp lý.Bên cạnh đó, cảng nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ khách hàng; nâng cao năng lực cũng như hình ảnh, thương hiệu của cảng Khuyến Lương giúp tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong thời gian tới.
Ngoài ra, công ty sẽ tăng cường khai thác kinh doanh thương mại ra ngoài cảng, đặc biệt là kinh doanh vật liệu xây dựng cùng với việc đa dạng hóa các dịch vụ để tăng doanh thu; trong đó, phải kể đến việc kinh doanh kho, bãi… Cũng theo bà Trương Thị Thúy Nga, một hướng đi khác của cảng Khuyến Lương là tham gia phối hợp với các đơn vị trong Vinalines để phát triển dịch vụ logistics, đây được xem là hướng đi mới cho công ty phát triển ổn định và bền vững. Một tin vui cho cảng Khuyến Lương là mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có văn bản tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đầu tư mở rộng bến thủy nội địa tại cảng Khuyến Lương. Tại văn bản này, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, cảng Khuyến Lương sẽ được mở rộng thêm 8 ha với quy mô bổ sung 3 bến, công suất thiết kế khu cảng mở rộng từ 1,2-1,5 triệu tấn/năm.Chức năng của cảng là tiếp nhận, bốc dỡ hàng container, tổng hợp có tải trọng 1.000 DWT đủ tải và 2.000 DWT giảm tải. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 513,2 tỷ đồng.
Đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đồng tình chủ trương xã hội hóa đầu tư để mở rộng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông địa bàn thành phố theo quy hoạch; trong đó có hệ thống cảng thủy nội địa nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giảm áp lực vốn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này. Một trong những thuận lợi mà cảng Khuyến Lương có thể được hưởng lợi đó là UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 5179/QĐ-UBND (ngày 18-11-2020) phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường vào cảng Khuyến Lương, tỷ lệ 1/500 thuộc địa bàn quận Hoàng Mai. Tuyến đường có chiều dài 3,8 km, điểm đầu tuyến giao với đường Vành đai 3, điểm cuối giao với đường quy hoạch ngõ 253 Thúy Lĩnh (quận Hoàng Mai).Đây là đường liên khu vực, quy mô mặt cắt ngang đường rộng 40m, gồm 2 làn đường (6 làn xe), mỗi làn rộng 11,25m; dải phân cách giữa rộng 3m; vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 7,25m.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương đánh giá, khi tuyến đường này hoàn thành, xe ra vào cảng, đặc biệt là xe container sẽ không phải đi qua khu vực dân cư cũng như đi qua những khúc cua hẹp của đê mà đi theo hướng ven sông lên thẳng cầu Thanh Trì, khi đó sẽ rút ngắn được quãng đường và thuận tiện di chuyển tại mọi thời điểm trong ngày./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ Dự án nâng cấp mở rộng cảng cá Gành Hào rất chậm
11:25' - 02/04/2021
Cảng cá Gành Hào ở huyện Đông Hải được xem như một “đòn bẩy” hiệu quả để góp phần phát triển tiềm năng kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai sẽ thu hồi những dự án cảng biển đã hết thời hạn
14:41' - 30/03/2021
Đồng Nai sẽ thực hiện rà soát, quy hoạch lại hệ thống cảng biển trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
-
DN cần biết
Chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên
08:20' - 29/03/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 470/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên với tổng vốn đầu tư hơn 1.547 tỉ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình