Tháo gỡ khó khăn cho tàu cá vươn khơi
Thời gian qua, một số địa phương phản ánh về những bất cập trong việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản (tàu cá có chiều dài dưới 15m và công suất từ 90CV trở lên không được cấp hạn ngạch đánh bắt tại vùng khơi) khiến nhiều tàu cá phải "nằm bờ", khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, lắp thiết bị giám sát hành trình... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các địa phương triển khai các giải pháp để khắc phục bất cập này.
Tổng cục Thủy sản cho biết, theo hệ thống pháp luật về thủy sản trước năm 2017 có hàng chục nghìn tàu cá được hoạt động ở vùng khơi, tuy nhiên, khi Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản thì chỉ có những tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên được hoạt động tại vùng khơi. Do đó, có 3.513 tàu cá có chiều dài dưới 15 mét, công suất từ 90CV trở lên không được cấp hạn ngạch khai thác tại vùng khơi theo quy định tại Nghị định số 26/2010/NĐ-CP; trong đó có 1.755 tàu đang được hưởng chính sách theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Để tháo gỡ khó khăn cho các tàu cá không được cấp hạn ngạch khai thác như đã nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân về các quy định mới của Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019, chú trọng hướng dẫn ngư dân thực hiện theo quy định về quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển và hoạt động kiêm nghề để đảm bảo sản xuất hiệu quả. Đối với nhóm tàu cá có công suất từ 90CV trở lên nhưng chiều dài lớn nhất dưới 15 mét, các địa phương rà soát, thông báo cho chủ tàu, ngư dân đăng ký nhu cầu cải hoán tàu cá để có đủ điều kiện hoạt động tại vùng khơi theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; tiến hành cấp văn bản chấp thuận cải hoán cho chủ tàu có nhu cầu để tiến hành cải hoán tàu cá theo quy định; cấp giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu khi tàu cá đã đủ điều kiện theo quy định trong số hạn ngạch giấy phép đã được giao theo Quyết định số 1481/QĐ-BNN-TCTS.Đồng thời, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; thời hạn báo cáo đề nghị cấp bổ sung hạn ngạch trước ngày 31/12/2019.
Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu của chủ tàu, được chuyển đổi nghề sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản trong tổng số hạn ngạch giấy phép khai thác được giao theo Quyết định 1481/QĐ-BNN-TCTS về việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt, không được chuyển đổi từ các nghề khác sang nghề lưới kéo, lưới rê. Trước đó, ngày 2/5/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 1481/QĐ-BNN-TCTS về việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (31.541 giấy phép).Việc cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của quốc tế, nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động tại vùng khơi.
Đến nay, theo báo cáo của các tỉnh việc cấp giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi đang được thực hiện; riêng số tàu cá đã được cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, nâng cấp cần phải có lộ trình, thời gian để triển khai (thời hạn của văn bản chấp thuận có giá trị 12 tháng kể từ ngày ký). Liên quan đến việc triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU, khắc phục cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), Tổng cục Thủy sản cho biết, đến nay khung pháp lý đã được hoàn thiện và được phía EC cơ bản đồng thuận; đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trước hết cho khối tàu có chiều dài từ 24 mét trở lên.Đồng thời, công bố danh sách 57 cảng cá chỉ định đủ điều kiện chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản; một số cảng cá đã thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, sản lượng thủy sản qua cảng theo quy định.
Tuy nhiên, việc giám sát tàu cá hoạt động trên biển, kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn chưa được thực hiện triệt để. Việc kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, giám sát việc bốc dỡ thủy sản tại cảng, kiểm soát tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam còn bất cập; việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; hồ sơ xác nhận nguồn gốc thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo hệ thống. Do đó, Tổng cục Thủy sản yêu cầu các ban, ngành và địa phương tập trung triển khai các giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, đây là điều kiện tiên quyết theo yêu cầu của EC nếu muốn gỡ “thẻ vàng”. Bên cạnh đó, hoàn thiện hạ tầng thông tin giám sát tàu cá kết nối từ Trung ương đến 28 tỉnh, thành phố ven biển để theo dõi, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi khai thác IUU; trong đó thực hiện đúng lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá kết nối với trạm bờ theo quy định tại Nghị định 26. UBND các tỉnh, thành phố ven biển bố trí nguồn lực để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chống khai thác IUU như việc chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, sản lượng bốc dỡ tại cảng; xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU được quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là quyết liệt chỉ đạo chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài trước tháng 10 năm 2019. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố ven biển tập trung rà soát, hoàn thiện toàn bộ hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy sản xuất khẩu đảm bảo tính hợp pháp; kết nối chia sẻ kịp thời dữ liệu tàu cá giữa các cơ quan chức năng để phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc. Tổng cục Thủy sản cũng yêu cầu các địa phương tập trung triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là các quy định về chống khai thác IUU, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm chi trả đền bù bảo hiểm tàu cá gặp nạn, nguyên nhân do đâu?
10:06' - 08/08/2019
Đã một năm rưỡi sau khi tàu cá gặp nạn, ngư dân vẫn chưa được chi trả tiền bảo hiểm cũng bởi nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Trị đẩy nhanh lắp thiết bị giám sát tàu cá dài trên 24m
15:45' - 05/08/2019
Các tàu cá được lắp đặt thiết bị này phải đảm bảo mở thiết bị 24/24 giờ khi hoạt động khai thác trên biển, nếu không mở sẽ bị xử lý nghiêm.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng trăm tàu cá tại Phú Yên phải nằm bờ do vướng quy định
10:53' - 29/07/2019
Từ khi có quy định tàu cá có chiều dài dưới 15 m không được ra vùng biển xa bờ, mà chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý đang khiến hàng trăm tàu cá tại tỉnh Phú Yên phải nằm bờ.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác thủy sản vùng biển nước ngoài
17:01' - 22/07/2019
Tỉnh Kiên Giang đang thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác thủy sản vùng biển nước ngoài, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban châu Âu (EC).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.