Tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư công
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam sáng 17/12 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, đại diện các bộ ngành, địa phương đã chỉ ra nhiều điểm nghẽn trong đầu tư công trong bối cảnh nhiều tác động từ những yếu tố bên ngoài. Những nút thắt này cần được sớm tháo gỡ, khơi thông để làm tiền đề dẫn dắt tăng trưởng trong môi trường nhiều bất định năm 2023.
*Nhiều điểm nghẽn
Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Quốc Phương cho hay, kế hoạch đầu tư công năm nay được thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhiều thay đổi nhanh, mạnh cùng những yếu tố mới xuất hiện, nằm ngoài dự báo. Đồng thời, 2022 cũng là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nên cần thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, năm có số vốn cần giải ngân khá lớn, tăng 26%, tương đương 120.000 tỷ đồng, so với kế hoạch năm 2021.
Tại các hội nghị trực tuyến giải ngân, các cuộc họp của tổ công tác, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng nêu khá chi tiết các nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Có nguyên nhân khách quan và chủ quan, có những nguyên nhân tồn tại trong nhiều năm, có những nguyên nhân mang tính đặc thù của từng năm kế hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo, tổng hợp 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu, gồm nhóm thể chế, chính sách pháp luật; nhóm khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai, thựchiện. Theo đại diện UBND Tp. Hồ Chí Minh, với đặc thù là địa phương có quy mô và độ mở kinh tế lớn, nhu cầu đầu tư và tổng mức ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công thuộc nhóm các địa phương đứng đầu cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải những tồn tại, những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công. Về phía khách quan, diễn biến bất lợi liên quan đến đại dịch Covid-19 dẫn đến việc chuẩn bị đầu tư các dự án trong năm 2021 (thực hiện các bước trong thủ tục bồi thường, thực hiện các thủ tục về xây dựng,...) bị ngưng trệ. Vẫn còn một số vướng mắc khi thực thi các quy định liên quan đến nguồn vốn đầu tư công, vốn ODA như về thẩm quyền, quy trình thực hiện các nội dung điều chỉnh, còn vênh giữa Luật Đầu tư công, Luật đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các quy định liên quan thực hiện các dự án ODA. Ngoài ra, đại diện UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng cho hay, số lượng dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước của Thành phố tương đối lớn (trong trung hạn giai đoạn 2021-2025 có 3.605 dự án chuyển tiếp số vốn bố trí hơn 103.047 tỷ đồng), rất nhiều trong số đó là các dự án có khó khăn trong quá trình triển khai tại giai đoạn trước, tạo áp lực lên công tác giải ngân giai đoạn trung hạn này. Cùng đó, công tác bồi thường của Thành phố chậm cũng kéo theo công tác xây lắp chậm, do không có mặt bằng để thi công, dẫn tới giảm khối lượng giải ngân vốn trong năm.Cũng theo chia sẻ từ ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, từ đầu năm 2022 và tiếp đến cả năm 2023, chủ trương của Chính phủ Việt Nam là tập trung đẩy mạnh đầu tư công để phục hồi & phát triển kinh tế, quyết tâm rất cao của Chính phủ thể hiện rất rõ là nguồn vốn luôn sẵn sàng, đồng thời luôn đôn đốc quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Nhưng kế hoạch giải ngân đầu tư công vẫn không đáp ứng được yêu cầu khi đến 30/11/2022 giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước là 338.000 nghìn tỷ chỉ đạt 58,33% kế hoạch năm. Đây thật sự là một vấn đề đáng ngạc nhiên bởi có tiền mà không tiêu được.
*Quyết liệt khắc phục những tồn tại
Từ những khó khăn trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, cần có biện pháp rốt ráo để đầu ra của vốn ngân sách ở các dự án đầu tư công được lưu thông nhanh chóng. Cụ thể như nhanh chóng điều chỉnh và bổ sung hệ thống đơn giá định mức hiện nay; có kế hoạch rà soát phân loại các đơn giá, định mức để có kế hoạch bổ sung ngay trong quý 1/2023 cho kịp triển khai các dự án hiện nay; bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng cho các gói hạ tầng.
Cùng đó, có quy trình phân cấp, phân quyền cụ thể và quy định rõ ràng cho các Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư để xử lý việc điều chỉnh, giải quyết các việc phát sinh, điều chỉnh các gói thầu song song với việc tập trung cải thiện chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán của các gói thầu. Theo báo cáo của Tp. Hồ Chí Minh, dự kiến tỷ lệ giải ngân kết quả đầu tư công năm 2022 của Thành phố đạt khoảng 86% tổng số vốn giao. Với kết quả này tuy chưa đạt được như kỳ vọng nhưng so với năm 2021 thì số vốn đã giải ngân trong năm 2022 cao hơn gấp 1,6 lần năm 2021 ((năm 2022 là 32.218,759 tỷ đồng, năm 2021 là 19.721,157 tỷ đồng). Trong năm 2023, mức vốn Kế hoạch đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh được Trung ương phân bổ là hơn 70 nghìn tỷ đồng, cao gần gấp 2 lần so với mức vốn đầu tư công được Thành phố đã triển khai trong năm 2022. Đây là một thách thức rất lớn đối với công tác điều hành và giải ngân vốn. Nhằm khắc phục các tồn tại, các điểm nghẽn trong đầu tư công Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đẩy mạnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, có đề xuất nhiều cơ chế mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả đầu tư công và xã hội hóa đầu tư. Một trong số đó là cho phép HĐND Thành phố được chủ động bố trí ngân sách địa phương nguồn chi đầu tư phát triển để phân bổ cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trên cơ sở khả năng thu ngân sách thực tế. Để thực hiện thành công kế hoạch đầu tư công năm 2023, đòi hỏi tinh thần đổi mới, quyết tâm chính trị cao, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhấn mạnh tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Quốc Phương cho rằng, sớm rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công, trước tiên là sửa ngay các bất cập đã phát hiện trong năm 2022 nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cùng đó, triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, chấn chỉnh khâu chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, các dự án đường sắt đô thị, hạ tầng văn hóa, xã hội.Đặc biệt, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch thông tin, phòng chống tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm trong đầu tư công./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro thị trường tài chính
17:05' - 16/12/2022
Ngày 16/12, tại Vĩnh Phúc, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phối hợp với cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức hội thảo về “Cảnh báo sớm rủi ro thị trường tài chính”.
-
Tài chính
Bộ Tài chính rà soát Quỹ bình ổn của doanh nghiệp xăng dầu
22:15' - 15/12/2022
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi doanh nghiệp về việc rà soát quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Tài chính
Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu
15:56' - 15/12/2022
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 13234/BTC-VP gửi các đơn vị trong ngành về việc triển khai công điện số 1163/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
-
Bất động sản
Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023: Đầu tư công sẽ là “cứu cánh”
15:24' - 14/12/2022
Đà phục hồi năm 2022 sẽ tạo nền tảng, nguồn lực cho điều hành chính sách năm tới. Đầu tư công có thể là cứu cánh bởi kinh tế suy giảm thì tăng đầu tư công chính là giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông các “điểm nghẽn” nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
10:46' - 12/12/2022
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương phải coi việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch đã được giao là nhiệm vụ chính trị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về đàm phán thương mại
17:09'
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
17:07'
Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe hơn 4 km dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát
14:51'
Sáng 29/4, TP. Hồ Chí Minh đã thông xe kỹ thuật dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, qua đó phấn đấu hoàn thành toàn dự án vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre
14:51'
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tổ chức lễ đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: “Đất lành” cho “đại bàng” cất cánh
12:31'
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức xen lẫn với cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là mảnh “đất lành” hấp dẫn cho nhiều “đại bàng” cất cánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Động thổ dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
12:20'
Sáng 29/4, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức lễ động thổ dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài thông báo 7 khung giờ cao điểm ngày 29/4
12:10'
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, các khung giờ cao điểm nhất hiện không vượt quá công suất phục vụ của cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài triển khai VNeID toàn bộ tại nhà ga T1
12:00'
Phần mềm VNeID được lắp đặt, vận hành tại 5 cửa kiểm tra an ninh và 15 cửa ra tàu bay tại Nhà ga hành khách T1.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Nhu cầu vốn từ nay đến năm 2035 khoảng 16 - 18 tỷ USD/năm
10:51'
Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vốn đầu tư mỗi năm khoảng 16 - 18 tỷ USD từ nay đến năm 2035, sau đó là khoảng 20 tỷ USD/năm.