Tháo gỡ vướng mắc điều kiện kinh doanh vận tải ô tô
Sáng 23/1, tại Hà Nội, Viện nghiên Cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo về “ Điều kiện kinh doanh vận tải ô tô: vấn đề và kiến nghị”.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ô tô, những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp và kiến nghị; trong đó tập trung vào dự thảo văn bản thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Nghị định 86) và Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT. Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Viện phó CIEM cho biết, quy định vận tải của các nước trên thế giới xây dựng trong những năm gần đây luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu và không hạn chế sự sáng tạo, cạnh tranh của người kinh doanh. Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, dự thảo Nghị định đã thể hiện một số đổi mới về tư duy và cải thiện về cách thức quản lý nhà nước về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Chẳng hạn như bỏ hoặc sửa một số quy định "trói buộc" doanh nghiệp không còn phù hợp trong Nghị định 86. Đó là bỏ quy định về quy mô số lượng xe tối thiểu; một số thành phần trong hồ sơ cấp phép theo hướng cải cách thủ tục hành chính; thống nhất niên hạn 12 năm cho xe taxi; sửa quy định về người điều hành vận tải. Đồng thời, bỏ các quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã như: phải ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quy định về cơ quan quản lý tuyến lựa chọn đơn vị khai thác… Tuy nhiên, vẫn còn những quy định vô lý còn được duy trì như: lái xe phải mang theo danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh. Trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo tới Sở Giao thông Vận tải là nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô các thông tin của chuyến đi… Bà Lan cũng chỉ ra những bất cập về quản lý nhà nước và trở ngại hoặc hạn chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực của Nghị định. “Ít đề cập đến những bất cập, trở ngại đối với doanh nghiệp và người dân. Nếu việc xây dựng chính sách không thiết kế trên nền tảng phục vụ người tiêu dùng thì chúng ta mãi mãi lẽo đẽo theo các nước khác”, bà Lan bày tỏ. Đại diện VATA cho rằng, quy định mới chưa làm nổi bật tư tưởng kiến tạo, thể hiện việc siết chặt quy định, chứ chưa xoá bỏ rào cản cho doanh nghiệp với nhiều điều kiện vô lý với doanh nghiệp. Nội dung dự thảo Nghị định thể hiện sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể... Nghị định mới chỉ quan tâm đến lĩnh vực quản lý nhà nước về vận tải, chưa quan tâm người tiêu dùng sẽ chịu tác động như thế nào cũng như định hướng sự phát triển trong tương lai của vận tải. Điều này thể hiện qua việc dự thảo Nghị định chưa nhắc đến điều kiện về Grab, Uber…
Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng đề xuất, dự thảo Nghị định cần thay đổi một số nội dung cho phù hợp. Chẳng hạn như Điều 9 quy định Giấy vận tải quy định đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe phải cấp và sử dụng Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa. Đây là quy định không cần thiết vì tất cả hàng hóa lưu thông trên đường đều phải có một hoặc nhiều loại giấy tờ khác nhau để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển. Đó là trách nhiệm giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Mặt khác, thực tiễn hoạt động vận tải hàng hóa thường xảy ra là xe và lái xe không về trụ sở doanh nghiệp, thậm chí không về nơi đỗ xe tập trung của doanh nghiệp trong thời gian xe đang khai thác. Việc cấp Giấy vận tải cho từng chuyến hàng là không phù hợp. “Quy định này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và không có ý nghĩa thực tiễn vì doanh nghiệp thường đối phó bằng việc ký khống nhiều Giấy vận tải cho lái xe sử dụng. Ý nghĩa của quy định này trong thời gian qua chỉ là việc lái xe hay doanh nghiệp vận tải bị phạt nên tôi đề nghị bỏ quy định này”, ông Tiến nói. Đối với dự thảo Nghị định vận tải đang được xây dựng, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, cách tiếp cận cần đặt tư duy mới, xử lý tách bạch mục tiêu an toàn và kiểm soát an toàn. Đồng thời, tách bạch với hợp đồng kinh doanh vận tải, không thể đánh đồng việc nhiều xe gây tắc đường nên hạn chế số lượng xe. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, nội dung văn bản pháp quy không được can thiệp vào phương thức kinh doanh và càng không được áp đặt ý chí chủ quan của mình đối với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.Việc soạn thảo văn bản pháp luật phải có tầm nhìn và tư duy đổi mới, kích thích và tôn trọng sự sáng tạo, phù hợp với thực tiễn và xu hướng thời đại gắn liền với yêu cầu hội nhập quốc tế. Thậm chí, nếu cần thì mạnh dạn xóa bỏ những khái niệm, quan điểm đang hiện hữu với sự bất cập, lạc hậu trước yêu cầu phát triển của xã hội.../
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư BOT giao thông giúp Vân Đồn sớm trở thành “đặc khu”
09:34' - 23/01/2018
Đầu tư xây dựng đường cao tốc và sân bay quốc tế được tỉnh Quảng Ninh coi là bước đột phá về phát triển hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã giải tỏa ùn tắc giao thông kéo dài ở BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
18:17' - 22/01/2018
Chiều 22/1, nhiều phương tiện lưu thông qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp bất ngờ dừng tại nhiều làn thu phí không chịu mua vé qua trạm khiến giao thông trên Quốc lộ 1 ùn tắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền Giang đầu tư 110 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn
09:26' - 22/01/2018
Tiền Giang dự kiến sẽ đầu tư thực hiện 270 công trình giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 200 km và kinh phí lên đến 110 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối giao thông Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
18:30' - 18/01/2018
Đại diện các Sở Giao thông Vận tải trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bàn giải pháp kết nối giao thông liên Vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải bàn giải pháp với tỉnh Hà Tĩnh về các công trình trọng điểm
13:18' - 12/01/2018
Ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ông Nguyễn Văn Thể cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh và kiểm tra một số tuyến đường, công trình giao thông trọng điểm tại Hà Tĩnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.