The Korea Times: Kinh tế Hàn Quốc sẽ gặp khó do cuộc khủng hoảng Ukraine
Điều này cũng giáng một đòn lâu dài vào cả vấn đề lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times) số ra ngày 27/2 dẫn lời các chuyên gia sở tại cho rằng bước sang ngày thứ tư, xung đột Nga vào Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng căng thẳng có thể kéo dài trong nhiều tháng và ảnh hưởng hơn nữa đến giá dầu và các nguyên liệu thô khác.Điều này cũng có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến các dự báo về tăng trưởng kinh tế và giá tiêu dùng của Hàn Quốc bởi hầu hết các dự báo được đưa ra trước khi tình hình căng thẳng Nga-Ukraine phát triển thành một cuộc xung đột toàn diện.Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) ngày 27/2 vừa qua thông báo rằng chính phủ nước này sẽ bắt đầu tham vấn với Washington từ đầu tháng Ba tới về việc Seoul tham gia vào các lệnh hạn chế xuất khẩu do Mỹ dẫn đầu nhằm trừng phạt Nga.Trước đó, Mỹ cho biết sẽ kiểm soát xuất khẩu đối với 57 mặt hàng và công nghệ nhạy cảm trong 7 lĩnh vực (chất bán dẫn, máy tính, công nghệ thông tin, cảm biến và laser, điều hướng tự động, công nghệ hàng hải và công nghệ hàng không vũ trụ). Washington cũng cho biết sẽ loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) để hạn chế Nga tham gia các giao dịch quốc tế.Trong khi đó, các nhà phân tích cũng đưa ra cảnh báo về "hiệu ứng domino" từ sự suy giảm năng lượng và nguyên liệu thô. Họ lưu ý rằng sự gia tăng giá dầu và nguyên liệu thô sẽ tạo ra "hiệu ứng gợn sóng" đối với chi phí sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Theo đó, làm lạm phát tiêu dùng ở Hàn Quốc sẽ sâu hơn, dự kiến năm 2022 sẽ tăng lên mức 3,1%, mức cao nhất trong 10 năm.Chi phí gia tăng cũng sẽ làm chậm xuất khẩu và làm xấu đi cán cân thương mại của Hàn Quốc vốn có khả năng duy trì ở mức thâm hụt trong ba tháng liên tiếp (vào tháng 2/2022) và cuối cùng làm ảnh hưởng đến dự báo tăng trưởng hàng năm ở mức thấp 3%.Chỉ số chứng khoán KOSPI, sau khi bị giảm sâu trong năm 2021 do xu hướng bán tháo của các nhà đầu tư nước ngoài, vẫn ở mức 2.600 điểm sau khi giảm hơn 2% vào ngày 24/2 vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại về tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Tỷ giá hối đoái giữa đồng Won và USD cũng đã vượt qua ngưỡng đáng lo ngại là 1.200 won đổi 1 USD.Joo Won, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Hyundai (Hàn Quốc), nói: "Tôi không nói những rủi ro khu vực do cuộc xung đột Ukraine-Nga gây ra đối với nền kinh tế Hàn Quốc cao hơn rủi ro do rạn nứt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc song chắc chắn điều này có thể giáng một đòn mạnh vào chúng ta do liên quan đến sự suy giảm nguồn cung".
Ông lưu ý thêm rằng giá dầu thế giới, từng vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào tuần trước, được dự báo sẽ tăng lên tới 150 USD/thùng và sẽ có thể tăng thêm nếu các lệnh trừng phạt do Mỹ đứng đầu kéo dài. Nga hiện là nhà cung cấp dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, niken và nhôm dồi dào trong khi Ukraine có lợi thế về lúa mì và khí hiếm dùng sản xuất chip, chẳng hạn như neon, argon, krypton và xenon.Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI), nếu giá dầu quốc tế tăng lên 100 USD/thùng thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc có thể tăng 1,1 điểm phần trăm. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 24/2 vừa qua cũng đã điều chỉnh tăng mức dự báo CPI năm 2022 từ mức 2% trước đó lên 3,1% sau khi tỷ lệ lạm phát trung bình hàng tháng ở nước này tính đến hết tháng 1/2022 đã vượt qua ngưỡng 3% trong 4 tháng liên tiếp. BoK giải thích rằng họ đã tính đến căng thẳng leo thang ở Ukraine để quyết định tỷ lệ lạm phát hàng năm. Tuy nhiên, dự báo đó đã loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện và các biện pháp trừng phạt có chủ đích khắc nghiệt hơn.Trong khi đó, KERI phỏng đoán rằng số dư tài khoản vãng lai của Hàn Quốc sẽ giảm 30,5 tỷ USD khi giá dầu tăng lên 100 USD/thùng và sẽ là 51,6 tỷ USD khi tăng lên 120 USD/thùng. Đổi lại, tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu sẽ giảm 0,3 điểm phần trăm khi giá dầu thế giới ở mức 100 USD/thùng và 0,4 điểm phần trăm khi ở mức 120 USD/thùng. MOEF dự báo nền kinh tế Hàn Quốc năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 3,1% trong khi BoK là 3%.Jung Kyu-chul, một thành viên của Viện nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (KDI), nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ thấy cuộc khủng hoảng Ukraine có thể gây thêm áp lực lên lạm phát và môi trường kinh doanh của Hàn Quốc như thế nào"./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn quốc phòng Hàn Quốc xem xét mở rộng thị trường tại Australia
07:28' - 01/03/2022
Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc thông báo tập đoàn này đang cân nhắc các cơ hội kinh doanh mới tại thị trường Australia dựa trên nền tảng của mối quan hệ đối tác quốc phòng song phương đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cấm xuất khẩu các vật liệu chiến lược sang Nga
13:20' - 28/02/2022
Ngày 28/2, Hàn Quốc đã quyết định siết chặt kiểm soát xuất khẩu sang Nga, bằng cách cấm xuất khẩu các vật liệu chiến lược, sau khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng Ukraine "phủ bóng đen" lên các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc
07:30' - 27/02/2022
Hành động quân sự của Nga đối với Ukraine có thể gây ra những tổn thất rộng khắp đối với các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn và ô tô.
-
Thị trường
Iran sẽ xuất khẩu dầu đáng kể sang Hàn Quốc nếu thỏa thuận hạt nhân được khôi phục
09:37' - 25/02/2022
Iran dự kiến sẽ bắt đầu bán dầu mỏ với khối lượng đáng kể cho Hàn Quốc nếu thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký kết với các cường quốc thế giới hồi năm 2015 được khôi phục.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.