Thế mạnh ngoại giao giúp Việt Nam gặt hái thành công trên trường quốc tế
Theo Giáo sư Carl Thayer: “Việt Nam đã xây dựng được một đội ngũ ngoại giao có tính chuyên nghiệp cao, hiểu biết sâu rộng các vấn đề quốc tế cũng như chính trị trong nước".
Việc Việt Nam đã tổ chức thành công một loạt sự kiện quốc tế như Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên năm 2019 và trước nữa là Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998 và năm 2010, duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng cũng như các đối tác lớn... là những bằng chứng cho thấy tính chuyên nghiệp cao của ngoại giao Việt Nam.
Không chỉ tổ chức thành công, Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm tại các hội nghị quốc tế như Hội nghị Geneva năm 1954, Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh và khôi phục Hòa bình ở Việt Nam năm 1973 và Hội nghị Quốc tế Paris về cuộc xung đột ở Campuchia năm 1991.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng “có 3 con đường chính” giúp duy trì và phát huy uy tín cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đó là giáo dục-đào tạo, tự thẩm định, thúc đẩy độc lập và tự chủ của Việt Nam.
Về những lợi thế và thách thức đối với Việt Nam khi đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN, theo ông, Việt Nam đã đề ra chủ đề cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 là “Gắn kết và Chủ động thích ứng” cùng 5 mục tiêu chính: tăng cường đoàn kết và thống nhất trong ASEAN; tăng cường tính kết nối và hội nhập kinh tế của ASEAN; thúc đẩy nhận thức và bản sắc ASEAN; tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu của ASEAN vì hòa bình; ổn định và phát triển bền vững; cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả thể chế ASEAN.
Chủ tịch ASEAN phải tuân thủ 'Lộ trình ASEAN', thúc đẩy đối thoại và đồng thuận trên cơ sở hòa bình cho tất cả mọi người. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Chủ tịch ASEAN là xúc tiến đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà Trung Quốc là một bên liên quan với tính tương thích, hiệu quả và ràng buộc đối với tất cả các bên.
Về việc Việt Nam đảm đương vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh, một lợi thế của Việt Nam là các thành viên thường trực sẽ vận động Việt Nam bỏ phiếu về nhiều vấn đề. Việc Việt Nam đồng thời là Chủ tịch ASEAN sẽ gia tăng uy tín cho Việt Nam. Nếu Việt Nam có lập trường độc lập trong các vấn đề lớn, vai trò của Việt Nam sẽ được coi trọng và điều này sẽ giúp Việt Nam gia tăng ảnh hưởng.
Nếu áp dụng lập trường chủ động đối với một số vấn đề nhất định, Việt Nam có thể xây dựng quan hệ với các thành viên không thường trực khác, nhờ đó có thể tác động đến từ ngữ trong các nghị quyết về các vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh thế giới./.
Xem thêm:
>>APEC 2017: Truyền thông quốc tế tiếp tục ca ngợi thành công ngoại giao của Việt Nam
>>Ấn tượng quốc tế về ba thập kỷ tăng trưởng liên tục của kinh tế Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tự tin vào “sân chơi” toàn cầu
08:36' - 26/01/2020
Hơn một thập kỷ qua, tư cách thành viên WTO không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mà còn mở cánh cửa để Việt Nam tham gia sân chơi toàn cầu rộng lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
NCIF: Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020
14:34' - 10/01/2020
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia đưa ra mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 ở kịch bản cơ sở là 7,01% và kịch bản thấp là 6,76%.
-
DN cần biết
Đo lường tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế Việt Nam
10:06' - 08/01/2020
Dự báo, tới năm 2030, việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở cả ba mức thấp, trung và cao có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng từ 28,5 – 62,1 tỷ USD, tương đương 7% - 16% GDP.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là điểm sáng trong dài hạn của kinh tế Việt Nam
17:41' - 06/01/2020
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong dài hạn, điểm sáng của kinh tế Việt Nam vẫn là sự tăng trưởng của khối doanh nghiệp tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mexico có khả năng chiếm được thị phần năng lượng từ Nga?
08:20'
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), trong tháng 3 và 4/2022, nhập khẩu dầu nhiên liệu của Mỹ từ Mỹ Latinh đã đạt trung bình 200.000 thùng/ngày, tăng 49% so với 12 tháng trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
EU khẳng định không thay đổi lập trường về đàm phán hậu Brexit
13:22' - 20/05/2022
EU sẽ không đưa ra chỉ thị mới đàm phán lại các quy định thương mại hậu Brexit liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 1 tỷ euro cho Ukraine
09:06' - 20/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 19/5 công bố nước này sẽ đóng góp 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
EU thúc đẩy thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu
09:33' - 19/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/5 thông báo khối này sẽ nỗ lực thành lập "Cộng đồng địa chính trị châu Âu" để chuẩn bị cho sự hội nhập của các ứng cử viên gia nhập EU.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy cảnh báo rủi ro từ việc không tiêm vaccine
09:00' - 19/05/2022
Ngày 18/5, Bộ Y tế Italy đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương, yêu cầu hành động để nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại
10:30' - 18/05/2022
Nến kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập niên, khiến Fed phải nỗ lực kiểm soát sức ép giá cả.
-
Ý kiến và Bình luận
Hãng thông tấn Malaysia đánh giá tích cực trang thông tin của TTXVN
10:12' - 18/05/2022
TTXVN đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luôn nỗ lực truyền tải nội dung thông tin nhanh chóng, đầy đủ và đa dạng trên trang web.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lo ngại về tình trạng giá nội địa tăng
08:45' - 18/05/2022
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về triển vọng xuất hàng trong quý II/2022, do giá nội địa tăng mạnh có thể khiến các nhà nhập khẩu ngừng mua gạo của nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách “không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi của ngành hàng không châu Á
17:32' - 17/05/2022
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 17/5 cảnh báo chính sách “Không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi hoàn toàn của du lịch hàng không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.