Thêm bằng chứng về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2
Trong một bài viết trên tờ The Daily News (của bang Texas, Mỹ) số ra ngày 14/9, giáo sư Norbert Herzog và giáo sư David Niesel của Đại học Y Texas Medical Branch khẳng định rất có thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ loài dơi và đã lây nhiễm sang con người. Sau đó, chúng đã có một sự thích nghi di truyền và gây ra đại dịch COVID-19.
Lần đầu tiên một chủng coronavirus có nguy cơ gây ra một đại dịch là vào năm 2002 và 2003, khi chủng virus SARS-CoV đã làm cho khoảng 8.000 người nhiễm.
Chủng virus này có nguồn gốc từ loài dơi móng ngựa và lây nhiễm sang các vật chủ trung gian như gấu mèo và cầy hương, trước khi lây nhiễm vào con người.
Thông thường, khi virus chuyển từ một vật chủ này sang vật chủ khác, chúng phải thích nghi và biến đổi để lây nhiễm hiệu quả hơn và sinh sôi trong tế bào của vật chủ mới.
Đôi khi, các vật chủ mới là vật chủ cuối cùng hoặc gây những ổ bùng phát nhỏ, nhưng thỉnh thoảng sự kết hợp giữa các biến thể có thể bắt đầu một đại dịch.
“Họ hàng” gần nhất của chủng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học phát hiện chính là virus tìm thấy ở loài dơi móng ngựa và một họ hàng gần khác đã được phát hiện trên loài tê tê, một loài thú có vảy ăn kiến.
Virus này thuộc một tập hợp con của coronavirus, mang tên sarbecovirus, có thể lây nhiễm sang động vật có vú rất dễ dàng.
“Tổ tiên” của SARS-CoV-2 tồn tại trên loài dơi từ cách đây hàng trăm năm và đã phát triển khả năng nhiễm sang các loài động vật có vú. Điều này giải thích tại sao SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao như vậy.
Là một virus RNA (tức là có RNA là vật liệu di truyền), SARS-CoV-2 biến đổi theo thời gian. Vì khả năng sao chép bằng chứng đã đọc vào bộ gene của chúng diễn ra không thường xuyên, nên tỷ lệ biến đổi của chúng thấp hơn so với các virus khác, như virus cúm.
Các đột biến xuất hiện ngẫu nhiên và những đột biến có tác động không có lợi cho sự phát triển của virus sẽ chết, trong khi các đột biến trung tính và có lợi cho virus sẽ sống sót và lây lan.
Hệ miễn dịch của con người phản ứng với sự lây nhiễm, vaccine, việc sử dụng thuốc kháng virus và các biện pháp trị liệu khác cũng như các nhân tố môi trường đều gây sức ép lên virus và khiến chúng phải thích nghi.
Sự thay đổi ban đầu là ở protein gai, giúp virus bám vào tế bào dễ dàng hơn. Sự thay đổi này khiến virus có thể dễ lây lan hơn nhưng không hẳn là làm cho bệnh tình nặng hơn.
Các nhà khoa học đã lấy 130.000 mẫu bệnh từ người và so sánh với 69 mẫu bệnh từ loài dơi để xem virus đã biến đổi thế nào. Phân tích di truyền cho thấy có những đột biến nhỏ đã giúp virus lây lan sang con người.
Hầu hết các đột biến mà các nhà khoa học phát hiện đều là đột biến trung tính, có thể vì không ai có miễn dịch sớm trong thời gian đầu đại dịch.
Việc không có những thay đổi lớn trong giai đoạn đầu dịch có thể đồng nghĩa với việc các đột biến trong virus SARS-CoV-2 xảy ra trước khi virus này lây lan sang con người.
SARS-CoV-2 bắt đầu thay đổi từ cuối năm 2020, khi các biến thể đầu tiên xuất hiện. Virus này thích nghi với môi trường có miễn dịch nhiều hơn, chọn lọc các biến thể có thể thoát khỏi hệ miễn dịch, đặc biệt trong việc lây nhiễm mãn tính vào những người bị suy giảm miễn dịch. Một số biến thể có thể tiến hóa đến mức gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Với các loại vaccine, con người có thể hạn chế những lây nhiễm có thể tạo cơ hội cho virus thích nghi. Tuy nhiên, vaccine cũng gây ra những sức ép có chọn lọc lên virus và chúng có thể biến đổi để nhiễm vào những người đã tiêm vaccine.
Theo dõi liên tục trình tự gene đóng vai trò quan trọng để xác định các biến thể mới và giúp thiết kế các vaccine bổ sung nhằm bảo vệ con người trước biến thể mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức từ những biến thể mới virus SARS-CoV-2
14:23' - 05/09/2021
Giới khoa học thông báo theo dõi những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với nhiều đột biến hơn hay có khả năng kháng vaccine khiến thách thức trong cuộc chiến chống dịch toàn cầu thêm chồng chất.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn điều tra độc lập nguồn gốc của virus SARS-CoV-2
12:46' - 25/05/2021
Mỹ không thể đưa ra kết luận về nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19 nếu không tiến hành một cuộc điều tra độc lập và có thêm dữ liệu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
WHO công bố báo cáo nghiên cứu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2
12:27' - 31/03/2021
WHO đã công bố một bản báo cáo về nguồn gốc của dịch COVID-19, sau khi tiến hành một nghiên cứu chung với Trung Quốc về các vấn đề liên quan, gồm các đường lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý ô nhiễm bụi tại sân bay Long Thành
17:08'
Những ngày qua, dư luận rất quan tâm đến tình trạng bụi phát tán, lan rộng trong quá trình thi công dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai).
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý nghiêm việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong sản xuất nông nghiệp
15:57'
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong sản xuất nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc
15:33'
Ngày 31/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Hữu Trung cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn khiến 18 em học sinh nhập viện.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 50 golf thủ Việt Nam thi đấu tại giải Sakura Championship 2023 ở Nhật Bản
15:31'
Ngày 31/3, hơn 50 golf thủ đến từ Việt Nam cùng với một số khách mời Nhật Bản đã tham dự giải Sakura Championship 2023 tại sân Fuji Kokusai Golf Club ở tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường
14:55'
Gần 1 tháng qua, đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Hà Nội được đông đảo người dân và dư luận quan tâm.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ 1/4 sẽ khóa 1 chiều những SIM điện thoại không chuẩn hóa thông tin
14:50'
Tính đến hết ngày 30/3 đã có hơn 1,99 triệu thuê bao được chuẩn hóa thông tin trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo thủ đoạn chiếm đoạt quyền sử dụng số thuê bao di động cá nhân
14:49'
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác đối với các cuộc gọi từ số máy lạ, cuộc gọi dưới danh nghĩa nhân viên các nhà mạng viễn thông.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương khắc phục vệt dầu vón cục xuất hiện ở bờ biển Tuy Hòa
14:11'
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với UBND thành phố Tuy Hòa thu gom vệt dầu vón cục trên bãi biển thành phố và dự kiến sẽ xong trong ngày 31/3.
-
Kinh tế & Xã hội
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Nhà Đà Nẵng lĩnh án 5 năm tù
14:10'
Ngày 31/3, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên án sơ thẩm vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng.