Thêm nhiều nội dung về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần làm rõ
Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn đầu chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2020-2030 đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang-Tp. Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2 dự kiến từ năm 2030-2040 đầu tư xây dựng đoạn Vinh-Nha Trang; trong đó, đoạn Vinh-Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng-Nha Trang có thể kéo dài tới năm 2045. Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách.
“Dự án sử dụng công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán; công nghệ hệ thống thông tin tín hiệu, sử dụng công nghệ truyền tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động... Tổng mức đầu tư dự án toàn tuyến là 58,71 tỷ USD; trong đó, giai đoạn 1 khoảng 24,71 tỷ USD; giai đoạn 2 khoảng 34 tỷ USD. Hình thức đầu tư theo đối tác công tư PPP”, ông Đào Ngọc Vinh cho hay.
Về sự cần thiết phải đầu tư, theo Báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam, việc đầu tư dự án này là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai; đồng thời, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang Bắc – Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại diễn đàn đã nhân nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các hiệp hội vào dự án này. Theo đó, TS. Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, với đặc điểm địa hình trải dài khoảng 2.500 km xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, với nhu câu vận chuyển con người và hàng hóa ngày càng cao thì việc sơm triển khai dự án này là cần thiết.
Vấn đề đặt ra là giữa hai công nghệ đường sắt tốc độ cao (tốc độ khai thác bình quân 120 km/h, tối đa 200 km/h, khổ 1435 mm, vừa vận tải hành khách và hàng hóa) và đường sắt cao tốc (từ trên 300 km/h, tốc độ khai thác bình quân 200 km/h) ta chọn công nghệ nào phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng của nền kinh tế.
Từ thực tiễn tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, TS. Đặng Huy Đông cho rằng, để thực hiện dự án này chỉ nên sử dụng vốn ngân sách cho phần giải phóng mặt bằng và làm đường ray kết hợp vốn tư nhân cho hai hạng mục nhà ga và đoàn tàu.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là dự án quy mô lớn và tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Theo đó, mỗi nội dung dự án cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là phương án tài chính cần được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh theo hướng cập nhật, thêm các kịch bản phù hợp với dự báo thay đổi các biến số trong mỗi phương án tài chính.
“Bên cạnh đó, mỗi phương án tài chính cần được xây dựng trên cơ sở cập nhật và phân tích đúng thực trạng cũng như: xu hướng tăng trưởng kinh tế, chi ngân sách nhà nước, khả năng vay nợ công và vay ODA… nhằm tăng tính khả thi của mỗi phương án tài chính nói riêng và của toàn bộ dự án nói chung”, ông Vũ Đình Ánh đánh giá.
Còn theo ý kiến của TS. Trần Việt Hùng, Tổng hội Cơ khí Việt Nam, cần chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực và phát triển ngành công nghiệp đường sắt như thế nào để có thể phục vụ hiệu quả việc triển khai dự án.
GS.TS Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam nhận định, làm giao thông phải nghĩ lớn, làm lớn, chúng ta đã chậm rồi, nên muốn hiện đại hóa đường sắt, đầu tư đường sắt tốc độ cao không thể chậm hơn nữa.
“Tuyến đường sắt hiện đại tốc độ cao Bắc – Nam trong tương lai không đơn thuần chỉ để phát triển vận tải bền vững, hài hòa các phương thức vận tải mà còn mang đến cơ hội phát triển chung trên trục đường nó đi qua. Lợi thế thương mại và nguồn lực phát triển được chia sẻ giữa các khu vực sẽ tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa các khu vực kém phát triển; là điều kiện tốt để quy hoạch lại đô thị, góp phần mở rộng không gian, chia sẻ và giảm áp lực đối với các đô thị lớn phát triển”, GS. TS Bùi Xuân Phong nhìn nhận.
Đóng góp ý kiến tại diễn đàn, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho hay, chúng ta chưa đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để triển khai tàu tốc độ cao 320 km/h. Đi liền với đó là chi phí, cơ sở vật chất cho đào tạo bảo hành, sửa chữa đóng mới toa xe cũng rất lớn…đề nghị cơ quan lập dự án, thẩm định dự án cần làm rõ những vấn đề này.
Ông Trần Ngọc Hùng đề xuất, trước mắt triển khai dự án bằng ngân sách nhà nước đoạn đường tốc độ cao từ Tp. Hồ Chí Minh đi Nha Trang. Sau một vài năm hoàn thành chạy thử hiệu quả mới triển khai dự án tốc độ cao theo quy hoạch.
Trước đó, vào đầu năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tốc độ khai thác 320km/giờ, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách với thời gian 5 giờ 20 phút (nếu không dừng ở một số ga) và 6 giờ 55 phút nếu dừng ở tất cả ga. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,3 triệu tỷ đồng (58,7 tỷ USD).
Tuy nhiên, ngay sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư chỉ 26 tỷ USD; tốc độ 200km/giờ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nhật Bản: Công ty đường sắt JR Central quảng bá tàu cao tốc thế hệ mới hướng tới xuất khẩu
15:04' - 08/10/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản (JR Central) vừa tổ chức buổi giới thiệu tàu cao tốc N700S với các phái đoàn ngoại giao nước ngoài ở Tokyo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng nghìn lao động ngành đường sắt bị giảm thu nhập do dịch COVID-19
17:43' - 01/10/2020
Tổng giám đốc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, dịch COVID-19 làm ngành đường sắt khó khăn hơn, kéo theo hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng, giảm thu nhập hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.
-
Doanh nghiệp
Đến năm 2022, đường sắt cần 3.800 tỷ đồng thay thế tàu cũ
08:18' - 01/10/2020
Giai đoạn 2021-2025, theo Nghị định 65/2018NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2017, doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Giống nho mới NH04-102 tạo thế cạnh tranh với hàng nhập khẩu
15:40'
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho ăn tươi không hạt NH04-102.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/5
15:30'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, thứ Ba ngày 24 tháng 5 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 24/5
15:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24 tháng 5 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Mũi thứ 4 vaccine mRNA ngừa COVID-19 có thể tăng gấp đôi kháng thể
14:59'
Mũi thứ 4 vaccine công nghệ mRNA ngừa COVID-19 có thể giúp tăng nồng độ kháng thể và phản ứng miễn dịch của tế bào T cao hơn so với mũi thứ 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Đẩy nhanh thi công Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2)
14:00'
Kênh Chợ Gạo là tuyến đường thủy huyết mạch nối liền các tỉnh Tây Nam bộ với Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Đối thoại giải quyết những vấn đề công nhân quan tâm, bức xúc
12:40'
Liên đoàn Lao động tổ chức tuyên truyền, tư vấn, đối thoại với công nhân, người lao động, doanh nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
ASEAN nhất trí tăng cường ứng phó với rủi ro thiên tai
12:39'
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung về tăng cường ứng phó với thiên tai, với nhiều cam kết cụ thể.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại biểu Quốc hội các tỉnh phía Nam: Ngành điện lực có nhiều đóng góp tích cực tại địa phương
12:03'
Các Đoàn Đại biểu quốc hội đánh giá cao điện lực mỗi địa phương nỗ lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng nhiều dự án/công trình điện nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện.
-
Kinh tế & Xã hội
SEA Games 31: Truyền thông đánh giá Việt Nam đã nâng tầm đại hội thể thao khu vực
11:28'
Sau 12 ngày thi đấu chính thức, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã khép lại trong lễ bế mạc lung linh sắc màu và giàu xúc cảm.