Theo chân đồng vốn tín dụng Agribank
Với nền tảng tài chính vững chắc và vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, theo chân cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) lên rừng, xuống biển, nguồn vốn ngân hàng luôn đồng hành cùng với người nông dân khắp mọi miền Tổ quốc trên những chặng đường mới của nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, tiếp tục tạo nên những bứt phá mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ mới.
* Lên rừng, xuống biểnVườn tiêu xanh tốt, những choái tiêu bám nọc thân cây bông gòn, lồng mức xòe tán xanh mát làm dịu đi cái nắng đổ lửa giữa tháng 7 miền Trung. Những chia sẻ hồ hởi và niềm vui ánh trên gương mặt ông Hồ Viết Ký, thôn 3, xã Tiên Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam) như thêm một luồng gió mát. "Làm ra chỉ 150.000-200.000 đồng mà bán thô cũng được 400.000-500.000 đồng mỗi ký tiêu, vậy là nhà nông chúng tôi mừng lắm rồi, không mong gì hơn đâu!", ông Ký phấn khởi cho biết.
Năm héc ta trồng tiêu được ông Hồ Viết Ký đầu tư hơn 3 tỷ đồng, trong đó có đến 2 tỷ đồng là vốn vay của Agribank từ năm 2018 nay đã cho thu hoạch. Tiêu sẻ Tiên Phước là giống tiêu bản địa, có mặt tại xứ Quảng từ thế kỷ 17, từ lâu đã được khẳng định chất lượng với mùi thơm nồng, vị cay đậm đặc trưng khó có loại tiêu nào sánh kịp. Chính vì vậy, giá tiêu Tiên Phước luôn cao hơn giá tiêu thường trên thị trường 5-7 lần. Đó cũng là lý do để những người trồng tiêu ở Tiên Phước như ông Ký duy trì trồng tiêu hữu cơ theo phương pháp truyền thống, không bón phân hóa học, không chăm sóc nhiều để sản phẩm tiêu giữ được hương vị đặc trưng của đất rừng Tiên Phước, mặc dù trồng tiêu hữu cơ lâu cho thu hoạch và năng suất cũng thấp hơn so với áp dụng các phương pháp thâm canh khác. "Làm nông nghiệp bấp bênh lắm, đặc biệt sản xuất trên đất đồi rừng, đầu tư thì lớn mà thu về thì lâu nên nếu không có ngân hàng đồng hành, nông dân chúng tôi không thể làm gì được. Trước đây đã có không ít hộ đầu tư sản xuất rồi trong lúc chưa có nguồn thu hoạch, không có vốn duy trì, phát triển vườn cây nên đi vay nóng, dần dần lãi mẹ đẻ lãi con, phải bán cả đất đai, vườn đồi, có nhà chẳng còn gì", ông Ký tâm sự. Không chỉ đồng hành cùng nhà nông, sự chia sẻ của ngân hàng đã giúp không ít hộ nông dân, doanh nghiệp vực dậy sản xuất, chăn nuôi với chính sách hỗ trợ lãi suất kịp thời sau 2 năm lao đao vì dịch bệnh COVID-19. Nhờ chính sách giảm 10% lãi suất hiện hành của Agribank, với dư nợ 3-5 tỷ đồng tùy thời điểm, ông Cao Văn Đà ở xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã có thể duy trì chuồng trại và tái đàn cho trang trại chăn nuôi gà 15.000 m2 với năng suất 60.000 con/lứa. Mặc dù thời gian gần đây, giá thức ăn chăn nuôi, con giống và nhân công đều tăng, nhưng nhờ có hợp đồng 3 bên với đối tác thu mua sản phẩm và đối tác cung ứng vật tư nên trang trại của ông Đà không bị ảnh hưởng nhiều. Như ông Đà chia sẻ, lợi nhuận có giảm chút ít nhưng tính chung hiệu quả đầu tư vẫn tốt. Hiện ông đang tiếp tục đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng thêm một cơ sở trang trại khác quy mô lên tới 30.000 m2 chuồng trại hiện đại theo quy trình công nghệ cao, kết hợp với hệ thống năng lượng mặt trời, vừa cung cấp phục vụ trang trại chăn nuôi, vừa bán điện lưới. "Tất nhiên rồi, không thể thiếu sự đồng hành của Agribank!", ông Đà khẳng định. Cũng giống như trại gà của ông Đà, hay vườn tiêu của ông Ký ở Quảng Nam, những bè nuôi trồng thủy sản ngoài khơi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang trở lại nhịp sóng hồi phục sau dịch bệnh nhờ chính sách hỗ trợ vốn vay của ngân hàng. Ông Huỳnh Văn Thảo chủ bè cho biết, cá mú, cá bớp, tôm hùm đều đã được thả nuôi lại trong 60 lồng nuôi của gia đình ông sau một thời gian "treo lồng". "Lứa trước bù lứa sau, gối đầu liên tục, một bè gối 4-5 lứa cua, cá, tôm, toàn loại đặc sản nên vốn đầu tư nhiều lắm. Đa phần đều phải vay ngân hàng, nhất là thời điểm cần thúc cá để chuẩn bị xuất bán, phải đầu tư cho ăn mồi nhiều để đạt trọng lượng yêu cầu. Trong khi đó, giá thức ăn mấy bữa nay tăng cao lắm, từ 10.000-12.000 đồng/kg, nay tăng lên 15.000 đồng/kg. Nếu không có chính sách hạ lãi suất của ngân hàng thì còn khó khăn nữa", ông Thảo cho biết. Bù lại, chưa bao giờ cá bớp được giá như năm nay. Bình thường 140.000 đồng/kg, người nuôi đã có lãi, nay tăng lên 180.000 đồng/kg, có lúc còn lên tới 220.000 đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay nên ông Thảo cũng như các hộ nuôi lồng bè ở Lý Sơn đang tăng tranh thủ nguồn vốn vay ngân hàng để nâng công suất thả nuôi. Hơn 50 bè cá, mỗi bè bình quân 30-60 lồng nuôi, toàn bộ khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở đảo Lý Sơn đều sử dụng nguồn vốn vay của Agribank Lý Sơn - ngân hàng thương mại đầu tiên đóng chân trên địa bàn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Những lồng bè san sát nơi trùng khơi biển đảo đang nhộn nhịp từng ngày cho thấy sức sống và sự phát triển đầy tiềm năng của biển đảo quê hương... * Đồng hành cùng Tam nôngBà Lê Thị Của, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh huyện đảo Lý Sơn, cho biết mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong hoạt động do đặc thù của một chi nhánh huyện đảo, tuy nhiên từ năm 2014, khi điện lưới quốc gia được kéo ra đảo, Agribank Lý Sơn cũng như được tiếp thêm sức mạnh trong hoạt động tín dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Từ 8 tỷ đồng nguồn vốn, 15 tỷ đồng dư nợ năm 2014, đến nay nguồn vốn của Agribank Lý Sơn lên tới hơn 470 tỷ đồng, dư nợ 533 tỷ đồng.
Ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết, nhờ nguồn vốn này, người dân Lý Sơn vươn lên phát triển, đầu tư khách sạn, mở rộng dịch vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Bộ mặt đảo ngày càng đổi mới, nguồn vốn sử dụng hiệu quả, bà con làm ăn tốt nên rất gắn bó với ngân hàng…"Xác định sự hiện diện của Agribank tại đảo tiền tiêu của Tổ quốc vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, vừa mang ý nghĩa chính trị nên chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để không chỉ góp phần làm giàu cho người dân trên đảo, mà còn khẳng định mục tiêu của Agribank để mọi người dân, từ vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo khó khăn đều được tiếp cận với nguồn vốn của nhà nước, với dịch vụ ngân hàng", bà Lê Thị Của cho biết. Theo ông Đinh Văn Công, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, với đặc thù địa bàn trải rộng từ rừng xuống biển, có điều kiện phát triển nhiều loại hình sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, tiềm năng sản xuất hàng hóa của Quảng Ngãi còn hạn chế, cộng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên nên hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, thực hiện vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn, Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi vẫn triển khai mạng lưới rộng khắp địa bàn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo khó khăn.Với tổng nguồn vốn trên 16.000 tỷ đồng, dư nợ 12.800 tỷ đồng, trong đó có tới trên 70% dư nợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi đã thực hiện vai trò ngân hàng chủ lực của Tam nông.
Trong bối cảnh cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, không chỉ phát huy lợi thế của mạng lưới rộng, Agribank xác định cạnh tranh bằng sự đồng hành, gắn bó và chia sẻ với khách hàng.
Ông Phạm Đức Dũng, Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Tiên Phước (Quảng Nam), cho biết mạng lưới giao dịch rộng với đội ngũ cán bộ là người địa phương giúp chi nhánh bám sát tình hình thực tế của khách hàng để tìm hiểu nhu cầu sử dụng vốn.Đặc biệt, sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để nắm bắt định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế đã hỗ trợ hoạt động của Agribank sát với thực tế nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. Nhưng trên hết cả là sự gần gũi, thấu hiểu và đồng hành để giải quyết nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời.
"Cán bộ ít, địa bàn rộng, có những xã cách trung tâm huyện đến 25-30 km, yêu cầu nghiệp vụ phải kiểm tra, thẩm định kỹ, nhưng thời vụ nông nghiệp cũng rất nhanh. Nếu không tích cực, kịp thời hoàn thiện thủ tục để giải ngân nguồn vốn vay cho người dân kịp thời vụ sản xuất thì đồng vốn không mang lại hiệu quả, người dân không thể có niềm tin, sự gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng của chúng tôi thường xuyên trong tình trạng quá tải công việc", ông Phạm Đức Dũng cho biết. Ông Trần Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là cho vay trong nông nghiệp - nông thôn rủi ro rất lớn, đặc biệt là với khu vực miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Bên cạnh đó, đa số cho vay nông nghiệp - nông thôn là những khoản vay nhỏ lẻ nên chi phí cao.Mặc dù vậy, xác định vai trò, vị trí của mình, trong thời gian qua, Agribank Quảng Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Hầu hết chính sách cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ đều được Agribank thực hiện tốt.
Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, Agribank Quảng Nam đã giảm lãi suất cho vay. Riêng năm 2021, số tiền giảm lãi suất là trên 39 tỷ đồng, chưa kể trên 10 tỷ đồng giảm phí chuyển tiền, cùng nhiều khoản hỗ trợ hoạt động an sinh xã hội khác...
Tính đến tháng 6/2022, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đạt hơn 1,62 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt hơn 1,39 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn đạt hơn 896 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng dư nợ.Với nền tảng tài chính vững chắc và vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, theo chân cán bộ tín dụng Agribank lên rừng, xuống biển, nguồn vốn ngân hàng luôn đồng hành cùng với người nông dân khắp mọi miền Tổ quốc trên những chặng đường mới của nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, tiếp tục tạo nên những bứt phá mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ mới./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Agribank bán đấu giá 3.000 m2 đất và nhiều tài sản ở TP.HCM từ 165 tỷ đồng
08:00' - 02/07/2022
Agribank AMC LTD thông báo bán đấu giá 3071,2 m2 đất ở tại đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài và 96 m2 diện tích nhà ở cấp III là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại Agribank Chi nhánh An Phú.
-
Ngân hàng
Địa chỉ chi nhánh, phòng giao dịch Agribank gần nhất tại Hải Phòng
10:55' - 29/06/2022
Tra cứu danh sách địa chỉ các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng Agribank gần nhất tại Hải Phòng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo tương lai bất ổn của ngành tài chính Thụy Sỹ
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) cảnh báo rằng ngành tài chính nước này sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới.