Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam
Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn quốc tế nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, chính sách cải cách mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi.
Nền tảng bền vững cho đầu tư Phát biểu tại Hội nghị đầu tư quốc tế Techcombank 2025 diễn ra ngày 9/7 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo dựng một môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và thuận lợi. Chia sẻ định hướng chiến lược về quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt Nam đang thực hiện cơ cấu đổi mới kinh tế, thúc đẩy động lực phát triển nhằm đạt mục tiêu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đạt thu nhập cao vào năm 2045”. Theo Phó Thủ tướng, thể chế cũng đang có nhiều thay đổi quan trọng nhằm tạo động lực mới. Trong năm nay, Bộ Chính trị đã ban hành 4 Nghị quyết liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế trong tình hình mới, đột phá khoa học – công nghệ, cũng như đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Song song với đó là việc sửa đổi 28 luật, mở đường thu hút nguồn lực, tháo gỡ thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, Việt Nam chứng tỏ được khả năng điều hành kinh tế vĩ mô ổn định và linh hoạt. Chỉ trong nửa đầu năm 2025, tăng trưởng GDP đạt 7,52% – mức cao so với khu vực. Mục tiêu cả năm GPD đạt 8% và kỳ vọng đến năm 2030 tăng trưởng kinh tế đạt 10%. Không chỉ là những con số, kết quả này phản ánh định hướng đúng đắn của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch và có chiều sâu. Việt Nam cũng đang tăng tốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Giai đoạn 1 sân bay Long Thành – dự án có quy mô thuộc top 6 thế giới – đã được khánh thành. Cảng Sài Gòn hiện nằm trong nhóm đầu cả nước và hàng loạt dự án lớn như tuyến cao tốc Lào Cai – Hải Phòng, hay đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị triển khai, thể hiện cam kết phát triển hạ tầng làm nền tảng cho tăng trưởng dài hạn.Nhận định sâu hơn về những yếu tố nền tảng giúp Việt Nam tạo được sức hút đầu tư bền vững, Tiến sĩ Tamara Henderson – chuyên gia kinh tế cao cấp của Bloomberg – cho rằng: “Để một quốc gia có thể phát triển bền vững, điều tiên quyết là phải dám đối mặt với những thách thức và thực hiện các thay đổi mang tính then chốt”.
Bà Tamara Henderson phân tích, ba yếu tố chính đang định hình lại bối cảnh toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ kinh tế và bùng nổ công nghệ. Theo bà, Việt Nam có lợi thế khi đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, sử dụng năng lượng bền vững và có dư địa tài khóa lành mạnh. “Việt Nam sở hữu dân số trẻ, năng động và thích nghi nhanh. Đây là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế”, bà nói.
Bà Tamara Henderson cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần cải cách mạnh hơn trong giáo dục và đào tạo nghề để tận dụng được lợi thế nhân khẩu học, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số. Trước những biến động về chuỗi cung ứng, dòng vốn và mô hình tiêu dùng toàn cầu, bà đánh giá cao vai trò điều hành linh hoạt của Chính phủ Việt Nam trong việc giữ ổn định vĩ mô và định hướng phát triển dài hạn. Đòn bẩy tăng trưởng mớiTrên nền tảng chính sách thuận lợi, khu vực doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư.
Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner nhấn mạnh: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, việc duy trì tinh thần tích cực và dám nghĩ lớn là tiền đề để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam”. Ông cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng 10% nếu biết khai thác tối đa các lợi thế như dân số trẻ, nền tảng chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghệ cao.“Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào những lĩnh vực có đà tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các ngành công nghệ cao, để tăng hiệu quả sử dụng lao động và tạo giá trị bền vững”, Tổng giám đốc Techcombank nhấn mạnh.
Về xu hướng, ông Jens Lottner chỉ ra rằng mô hình kinh tế truyền thống đang dần bộc lộ giới hạn. Trong khi bất động sản hay xuất khẩu thô vẫn giữ vai trò nhất định, Việt Nam cần chuyển dịch sang nền kinh tế số, lấy đổi mới sáng tạo, dữ liệu và công nghệ làm động lực chính. Ông cũng đánh giá cao các chính sách pháp lý mới đang mở đường cho sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân và công nghệ trong phát triển kinh tế.Khẳng định vai trò nổi bật của khu vực kinh tế tư nhân, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet Air cho rằng, những doanh nghiệp như Sovico, Vietjet, HDBank đã lớn lên cùng đất nước và đang có khát vọng “đưa Việt Nam trở thành trung tâm kinh tế khu vực, một đất nước hùng cường, nhân văn, có vị thế toàn cầu”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo nhấn mạnh rằng: “Việt Nam hôm nay là một Việt Nam mới: năng động, đổi mới, tăng trưởng nhanh nhất khu vực, hội nhập sâu rộng và đang cải cách mạnh mẽ. Đây là thời điểm vàng để đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân Việt Nam – những người đang góp phần dựng xây một tương lai bền vững, nhân văn, và thịnh vượng”. Từ thực tế phát triển của các doanh nghiệp niêm yết, bà dẫn chứng rằng những nhà đầu tư đồng hành cùng Vietjet và HDBank từ ngày IPO đến nay đã tăng trưởng giá trị tài sản lên khoảng từ 4,5 đến 5 lần. Bà cũng đề xuất một loạt kiến nghị để nâng cao sức hấp dẫn đầu tư như: giữ ổn định vĩ mô, mặt bằng lãi suất hợp lý, phát triển thị trường trái phiếu, tín dụng số hóa và vốn xanh. Đặc biệt, bà kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực tương lai như AI, blockchain, kinh tế tuần hoàn và công nghệ “Make in Vietnam”. Ở góc độ tiếp cận vốn, một yếu tố quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), ông Trần Anh Quý, Phó vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Khi nói đến hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi luôn triển khai đầy đủ, kịp thời và đúng quy định của pháp luật”. Ông nhấn mạnh ngành ngân hàng luôn đồng hành, tổ chức kết nối doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục vay vốn và thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển.Tin liên quan
-
Tài chính
Chủ động kịch bản lạm phát, sẵn sàng điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý
15:05'
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các chính sách tài khóa mở rộng hay các biện pháp tiền tệ nới lỏng là điểm tựa cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cập nhật tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
17:47' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44' - 08/07/2025
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Danh sách 15 Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức vận hành đồng bộ từ ngày 1/7/2025
08:00' - 21/06/2025
15 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực chính thức vận hành đồng bộ từ ngày 1/7/2025, đồng hành cùng hệ thống chính quyền địa phương mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ gia hạn cấp phép một số giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga
07:18'
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã cấp giấy phép chung mới, gia hạn một số giao dịch hành chính với Ngân hàng Trung ương Nga đến ngày 9/10 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51' - 08/07/2025
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.