Thép: Vấn đề gây tranh cãi trước thềm Hội nghị G20
Với lý do an ninh quốc gia, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm sắt, thép và châu Âu, khu vực vốn đã có khúc mắc với Trung Quốc, dự định sẽ có phản ứng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế mới nổi và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tới đây ở Hamburg (Đức).
Vấn đề từng gây tranh cãi giữa châu Âu và Trung Quốc về dư thừa công suất trong sản xuất thép trên thế giới đang trở thành mối bất đồng giữa Mỹ và các nước châu Âu trước thềm Hội nghị G20 và tại Hội nghị, hai bên dự kiến sẽ bàn thảo về vấn đề nhạy cảm này.Vấn đề dư thừa công suất thép trên thế giới, nhất là tại Trung Quốc, đã từng được đưa ra trước Hội nghị G20 vào tháng 9/2016. Hội nghị thừa nhận tầm quan trọng của việc phải xử lý vấn đề đang gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu này.
Trong thông cáo chung do nước Chủ tịch là Trung Quốc soạn thảo, G20 đã thừa nhận việc cần thiết phải phối hợp hành động để giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới đã phản đối các hành vi bảo hộ và các hình thức hỗ trợ của nhà nước, trong đó chỉ rõ việc sử dụng các biện pháp này có thể bóp méo thị trường.
Trung Quốc, nước sản xuất khoảng một nửa số thép trên toàn cầu, được cho là đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực này với mục đích tạo ra nhiều việc làm.Cơ chế bảo hộ của Trung Quốc dẫn đến kết quả các nhà sản xuất của nước này buộc phải bán sản phẩm thép dưới giá thành. Châu Âu đã quyết định tăng cường các công cụ phòng vệ thương mại, còn Trung Quốc đã kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Từ phía Mỹ, trong nhiều tuần qua, chính quyền của ông Trump đã dọa sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ trước thép nhập khẩu đến từ các nước khác. Tổng thống Mỹ muốn hạn chế nhập khẩu thép với lý do điều này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Phản ứng lại động thái của Mỹ, Ủy ban châu Âu (EC) đã có ý kiến bằng văn bản tới Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Trong văn bản này, EC đảm bảo không có yếu tố nào cho thấy thép nhập khẩu, và chắc chắn không phải là thép của châu Âu, ảnh hưởng hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.EC bày tỏ hy vọng nước Mỹ sẽ không lấy lý do an ninh quốc gia để đưa ra các biện pháp ngăn chặn tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu và trong trường hợp có các vấn đề liên quan đến giá hoặc chất lượng các sản phẩm thép đặc chủng đến từ một số nước thì cần được xử lý thông qua các công cụ pháp lý hiện hành.
Một biện pháp bảo hộ được quy định trong Điều khoản 232 của Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 cho phép Tổng thống có quyền hạn chế nhập khẩu những sản phẩm gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Bộ trưởng Thương mại sẽ phải đưa ra báo cáo đánh giá tác động của việc nhập khẩu thép lên an ninh quốc gia của Mỹ. Phía Pháp đánh giá một loạt các biện pháp có thể được đưa ra trên cơ sở lập luận đó bởi các nhà chức trách Mỹ và cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp thép của Pháp nói riêng và châu Âu nói chung. Pháp nhấn mạnh nếu các biện pháp do Mỹ đưa ra ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nước châu Âu và không tuân thủ các quy tắc của WTO, EU sẽ ngay lập tức có hành động phản ứng trong khuôn khổ chính sách chống bán phá giá của EU.>>>Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ bị chỉ trích tại WTO
- Từ khóa :
- g20
- thép
- nhập khẩu thép
- thị trường thép
- giá thép
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm CHLB Đức và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20
07:13' - 05/07/2017
Rạng sáng 5/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã rời Hà Nội, lên đường thăm Cộng hòa Liên bang Đức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tích cực vào chương trình nghị sự G20
19:32' - 04/07/2017
Việt Nam đã xác định tham gia một cách tích cực và xây dựng vào các tiến trình của G20 và Hội nghị thượng đỉnh. Việt Nam ý thức G20 và APEC năm nay đối mặt với nhiều vấn đề tương đồng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thống Mỹ điện đàm với Thủ tướng Đức và Italy
10:02' - 04/07/2017
Tổng thống Mỹ D.Trump đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni về các vấn đề biến đổi khí hậu, thương mại và nhập cư trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Merkel: G20 tập trung phát triển kinh tế toàn diện
19:21' - 03/07/2017
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 2/7 cho rằng các nhà lãnh đạo G20 sẽ phải tập trung vào phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, thay vì chỉ chú trọng vào sự thịnh vượng của đất nước mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16'
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49'
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17'
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.