Thí điểm cách ly F1 tại nhà: Thực hiện ra sao? Ai giám sát?
Trong điều kiện dịch bùng phát, lây lan như tại Bắc Giang, Bắc Ninh hiện nay, một trong những phương án đưa ra đó là cách ly một số trường hợp F1 tại nhà và tự lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Theo nhiều chuyên gia, phương án này là khả thi, tuy nhiên, cần thực hiện theo đúng quy trình, được kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm nếu sai phạm xảy ra.
Tại cuộc họp giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chiều 20/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo đã lưu ý đến việc xem xét thí điểm cách ly cách ly F1 tại nhà. Làm rõ hơn nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, việc thí điểm cách ly F1 tại nhà chỉ thực hiện ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đang là điểm "nóng" của đợt dịch COVID-19 lần này, không phải thực hiện với tất cả các trường hợp là F1.Việc cách ly F1 tại nhà sẽ được làm thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng. Hai địa phương cần phân loại kỹ các trường hợp F1. Những người tiếp xúc rất gần, có nguy cơ phải cách ly tập trung. Người tiếp xúc ở khoảng cách xa trên 2 mét có thể cách ly tại nhà.
"Các F1 được cách ly tại nhà phải bảo đảm các yếu tố như có phòng riêng, thoáng và điều kiện vệ sinh tương đối riêng biệt. Những thành viên khác trong gia đình không tiếp xúc gần với F1. Mọi sinh hoạt của F1 thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế.Người cách ly tại nhà phải ký cam kết thực hiện cách biện pháp như cách ly ở điểm tập trung. Chính quyền cơ sở hướng dẫn F1 theo dõi và khai báo y tế hằng ngày. Việc thu gom, xử lý rác thải của người cách ly tại nhà phải bảo đảm. Thời gian cách ly tại nhà cũng như tập trung. F1 nếu vi phạm khi cách ly tại nhà sẽ được xử lý nghiêm..." - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo nhiều chuyên gia, phương án cho một số trường hợp F1 cách ly tại nhà là hợp lý, có thể tránh lây nhiễm chéo, tiết kiệm ngân sách Nhà nước; tuy nhiên cần có các quy định rõ ràng, cụ thể cũng như có sự giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm khi có vi phạm xảy ra. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: Thực tế cho thấy không phải tất cả những người tiếp xúc gần (F1) điều là bệnh nhân và có tới 60% những người dương tính với virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng. Vì vậy, việc đưa tất cả các trường hợp F1 vào cách ly tập trung khi dịch bùng phát trong cộng đồng và địa phương đã giãn cách xã hội hoặc bị phong tỏa là không phù hợp. Việc cách ly tập trung tất cả các trường hợp F1 vào một chỗ sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm từ người đã bị nhiễm virus sang người lành rất cao. Khi có nhiều người F1 mang virus được tập trung vào một không gian hẹp, nồng độ giọt bắn mang virus rơi vào không khí càng cao và khi người lành sống trong môi trường đó hít thở không khí với tải lượng virus lớn, việc nhiễm bệnh là đương nhiên. Có khi người mới vào cách ly mang virus trong người lại lây cho người đã cách ly 14 ngày và khi người này cách ly xong về nhà mới phát hiện dương tính. Đặc biệt những người già, những người có bệnh nền càng dễ bị virus tấn công, cộng thêm điều kiện sinh hoạt, ăn uống, nhiệt độ nóng bức thì sức khỏe của họ rất dễ bị suy kiệt. Trẻ em, em bé khi được cách ly tập trung trong những điều kiện nắng nóng rất dễ bị tổn thương do cơ chế điều hòa thân nhiệt của các em chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra, những tác động tâm lý, tâm thần, dinh dưỡng lên những đối tượng này cũng cần phải được quan tâm... Thực hiện việc cách ly F1 tại nhà có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, họ có thể tránh được lây nhiễm chéo. Thứ hai, họ có thể tự phục vụ hoặc có người khác phục vụ ăn uống, mua thực phẩm online, điều kiện vệ sinh được tốt hơn.Thứ ba, về mặt tâm lý, tinh thần họ thoải mái hơn. Thứ tư, họ vẫn tiếp tục làm việc, theo dõi sức khỏe của mình. Thứ năm, nhà nước không phải tiêu tốn các chi phí phục vụ ăn uống, điện nước, theo dõi sức khỏe, bố trị địa điểm, tổ chức giám sát, canh phòng...
Việc cách ly tại nhà Bộ Y tế đã có các hướng dẫn cụ thể để các F1 và người nhà thực hiện; chỉ cần sự tổ chức quản lý phù hợp của chính quyền địa phương nơi F1 cư trú để hướng dẫn gia đình và các trường hợp F1 thực hiện đúng, giám sát và định kỳ lấy mẫu xét nghiệm.Có thể yêu cầu các trường hợp F1 và gia đình ký cam kết trách nhiệm và thông báo cho cộng đồng biết để tham gia giám sát - Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Huy Nga cho biết.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, hiện giờ chúng ta đã có sự hiểu biết về COVID-19 cả về khoa học cũng như thực tiễn. Nếu cách ly tập trung quá tải sẽ có nhiều nguy cơ hơn là lợi ích vì thế, việc cách ly F1 tại nhà giúp giảm tải, cắt đứt đường lây. Việc giám sát các trường hợp F1 tại nhà có thể thực hiện thông qua các ứng dụng thông tin như camera, người cách ly có thể gắn vòng tay gắn chip... Về trách nhiệm trong việc giám sát các trường hợp F1 tại nhà, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung cho rằng, người chỉ định giám sát phải xem xét đánh giá đầy đủ những đối tượng nào mới có đủ điều kiện cách ly tại nhà. Thông thường y tế địa phương, tổ COVID-19 cộng đồng, chính quyền địa phương tại khu vực nào chịu trách nhiệm khu vực đó. Tuy nhiên phải phân rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.Người giám sát phải nắm rõ tình hình, có liên lạc với người cách ly để bất cứ lúc nào cũng có thể nắm bắt. Điều quan trọng nhất để công tác này thành công đấy là tạo tâm lý cho người cách ly, giúp họ hiểu rằng giám sát là hỗ trợ không phải theo dõi hay kiểm soát.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: "Thay vì áp dụng máy móc, chúng ta cần phân loại F1 thành nhóm nguy cơ cao là người làm cùng bộ phận, phân xưởng. F1 ít nguy cơ sẽ được xét nghiệm bằng nhiều phương pháp kết hợp như PCR mẫu đơn, xét nghiệm nhanh, mẫu gộp. F1 nguy cơ cao phải cách ly tập trung; F1 nguy cơ thấp cách ly nghiêm ngặt tại nhà như với F2". Theo quy định trước đây, tất cả người nhập cảnh và người tiếp xúc gần với ca nhiễm (F1) phải cách ly tập trung 14 ngày. Sau ba lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, những người này được giám sát sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú thêm 14 ngày nữa. Từ ngày 5/5, Bộ Y tế quyết định kéo dài thời gian cách ly tập trung người tiếp xúc gần với ca dương tính và người nhập cảnh Việt Nam lên 21 ngày. Sau ba lần xét nghiệm âm tính, họ tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày. Tuy nhiên, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã xâm nhập vào các khu công nghiệp, dẫn đến số lượng các ca mắc cũng như các trường hợp F1 tăng lên nhanh chóng. Việc hai điểm "nóng" Bắc Ninh, Bắc Giang áp dụng thí điểm cách ly F1 tại nhà sẽ là cơ sở đánh giá cho các địa phương khác khi nhiều kịch bản, tình huống xảy ra.Bộ Y tế hiện đang xem xét, chuẩn bị cho việc ban hành hướng dẫn chi tiết, giúp cho Bắc Giang, Bắc Ninh sớm khống chế được tình hình dịch bệnh lan rộng, đáp ứng với năng lực chống dịch của các địa phương./.
>>Phát hiện thêm nhiều ca nhiễm COVID-19 ở Bắc Giang, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 tăng cao
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các thí sinh thi tốt nghiệp THPT diện F1 sẽ được bố trí điểm thi riêng
10:59' - 27/05/2021
Sáng 27/5, Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 được tổ chức tại Bộ Giáo dục và đào tạo cùng điểm cầu 63 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Tăng tần suất xét nghiệm đối với các trường hợp F1 lên 6 lần
21:38' - 24/05/2021
Lực lượng y tế tăng tần suất xét nghiệm đối với các trường hợp F1 từ 4 lần theo quy định lên 6 lần.
-
Kinh tế & Xã hội
Truy vết 68 trường hợp F1 liên quan đến các ca mắc COVID-19 mới tại Hải Dương
21:40' - 23/05/2021
Ngày 23/5, tỉnh Hải Dương ghi nhận thêm ba ca mắc COVID-19 mới tại thành phố Hải Dương là các bệnh nhân 5120, 5121 và 5122.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo
22:14' - 25/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với an toàn, an ninh hàng không
21:24' - 25/02/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hàng không dân dụng quốc gia yêu cầu bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với an toàn, an ninh hàng không.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống Timor - Lesté Ramos-Horta
21:24' - 25/02/2025
Chiều 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta nhân dịp Tổng thống tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nóng về xử lý bất cập gây xung đột giao thông
20:01' - 25/02/2025
Ngày 25/2, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Văn bản số 1953/BGTVT-KCHT về rà soát, xử lý tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông đường bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx, Hoa Kỳ
19:59' - 25/02/2025
Chiều 25/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Frederick W.Smith, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng New Zealand tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:37' - 25/02/2025
Chiều 25/2, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết phát triển đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh
18:35' - 25/02/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 188/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ
18:34' - 25/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” quan trọng để tăng trưởng kinh tế
17:50' - 25/02/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để phát triển đất nước; trong đó, người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm...