Thị trường bán lẻ tập trung vào xu hướng tiêu dùng nào trong năm 2023?
Ngày 28/6 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức sự kiện: "Diễn đàn khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Xu hướng và Thị trường bán lẻ". Sự kiện thu hút đông đảo mối quan tâm của giới truyền thông, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp chia sẻ, gần đây, xu hướng thực phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tiêu dùng hiện đại. Đây là xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, xu hướng tiêu dùng sản phẩm nông sản sạch cũng không nằm ngoài hướng đi chung. Để xu hướng trên có thể phát triển hơn nữa, Việt Nam đang và sẽ có một số yếu tố thuận lợi như: thu nhập của người tiêu dùng tăng cao sẽ có sự chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn, sẵn sàng trả chi phí cao hơn để có được những sản phẩm yên tâm về chất lượng, tốt cho sức khỏe; nền sản xuất phát triển cả về chất lượng, số lượng và phong phú về chủng loại, thân thiện với môi trường; các kênh phân phối cũng đang được phát triển đa dạng và hiện đại...Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nông sản đã đầu tư mạnh hơn vào khâu chế biến, đa dạng hóa sản xuất, liên kết với nhau tạo thành phong trào sản xuất nông sản hữu cơ và phát triển rộng khắp cả nước. Việc sản xuất, canh tác hữu cơ tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong 5 năm năm gần đây đã giúp gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu với hơn 300 triệu đô la Mỹ/năm, đáp ứng thị trường nội địa và vươn xa tới thị trường khoảng 180 nước. Ngoài ra, nhận thức của người sản xuất cũng ngày một nâng cao hơn khi đã có sự chú trọng về áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý và đặc biệt là nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, thấp hơn so với các nước trong khu vực như 33% ở Philippine, 34% ở Thái Lan, 60% ở Malaysia, 90% ở Singapore.... Trong khi đó, các kênh bán lẻ hiện đại có tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ, đạt 11,8%/năm so với tốc độ khoảng 1% của chợ truyền thống. Hàng hóa trong các hệ thống bán lẻ hiện đại đa số được kiểm soát về chất lượng, mẫu mã và giá cả; hệ thống phân phối, logistics chuyên nghiệp hơn so với chợ truyền thống nên hàng hóa được đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.Tuy nhiên, ngành nông nghiệp, nông sản Việt Nam hiện nay vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên khâu kiểm soát chế biến sau thu hoạch vẫn còn yếu. Thông tin thị trường phát triển nhập khẩu nông sản không được cập nhật, nắm vững nên sản phẩm thương mang tính tự sản xuất, không đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu nước ngoài. Để xu hướng sử dụng, tiêu dùng nông sản sạch được phát triển bền vững, hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh, cần phải có những giải pháp căn cơ và sát sườn, ông Tiến nhấn mạnh.
Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc miền Bắc NielsenIQ Việt Nam nhận định theo thời gian người tiêu dùng ngày càng coi trọng yếu tố bền vững. Các yếu tố quan trọng khi lựa chọn thương hiệu của người tiêu dùng là: Giá thành hợp lý, bảo đảm an toàn và vệ sinh, tốt cho sức khỏe, thương hiệu tin cậy, sự bền vững và thân thiện môi trường……55% người tiêu dùng được NielsenIQ Việt Nam khảo sát ngay trong năm 2023 đánh giá cao yếu tố bền vững trong tiêu dùng. Để minh chứng, bà Hà nêu con số, 49% người tiêu dùng mang túi riêng hay sử dụng túi tái chế khi mua sắm, 47% chỉ mua đồ cần thiết và tránh lãng phí. Khi ở nhà 45% có ý thức tiết kiệm điện và 45% phân loại rác tái chế…
Đánh giá cụ thể từ nghiên cứu riêng về người tiêu dùng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bà Trịnh Nguyễn Ngọc Linh, Quản lý cấp cao Dự án Intage Việt Nam cho biết, 95% người tiêu dùng 2 thành phố lớn này có ý thức về việc bảo vệ môi trường; 59% người tiêu dùng lựa chọn ăn rau xanh, ngũ cốc thường xuyên hơn; 61% ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể, 44% tái sử dụng quần áo cũ thay vì mua mới không cần thiết… Nghiên cứu này cũng chỉ ra các phân khúc người tiêu dùng nhận thức về tiêu dùng xanh, trong đó 24% cho biết sống xanh để tiết kiệm, 22% tiêu dùng xanh để tập trung cho sức khỏe; 9% đồng hành với trào lưu…Ông Đỗ Văn Việt, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn thương mại điện tử là kênh mua sắm thường xuyên bởi sự tiện ích nhiều mặt. Hiện thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 2 con số/năm. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, người bán hàng chuyển mạnh sang thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng, nhất là trên các kênh như mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo. Dẫn ví dụ về việc Tỉnh Đoàn Bắc Giang đang triển khai bán trái vải thiều trên TikTok Shop Việt Nam, ông Đỗ Đức Việt cho biết, nhiều phiên bán hàng live stream chỉ trong vài tiếng có thể bán hàng tấn vải với hàng nghìn đơn hàng. “Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng, có giải pháp tiếp cận các kênh thương mại điện tử và cần triển khai đa kênh để tạo nhiều điểm chạm với khách hàng”, ông Việt khuyến nghị.Gợi ý tới các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ, bà Đặng Thúy Hà đưa ra các giải pháp mang tính ngắn hạn, trung và dài hạn. Đó là phát triển mô hình bán lẻ mới gắn với trải nghiệm sản phẩm xanh, thành lập câu lạc bộ khách hàng tiêu dùng bền vững, thưởng điểm khi mua sản phẩm bền vững… Hoặc thay thế, giảm thiểu nhựa trong bao bì; phát triển nhà máy, trang trại trung hòa carbon như cách mà Vinamilk đang làm nhằm cắt giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2027; sử dụng phương tiện vận tải chạy điện, phát triển nông nghiệp tái sinh…Trước xu hướng tiêu dùng sản phẩm an toàn, đặc biệt là sản phẩm hữu cơ với doanh số tại Việt Nam đạt 208 tỷ USD năm 2022, ông Minh Tiến, khuyến nghị giải pháp, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chất lượng nông sản trên thị trường, nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người sản xuất sạch thấy được giá trị của việc sản xuất theo tiêu chuẩn, người tiêu dùng hiểu được giá trị của nông sản sạch; đặc biệt cần nâng cao năng lực sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường…./.- Từ khóa :
- nông nghiệp
- doanh nghiệp
- nông sản
- Việt Nam
- chế biến
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng của nhân dân
08:31' - 27/06/2023
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phải bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
-
Thị trường
Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng không mua đồ chơi có hại trên mạng
11:19' - 24/06/2023
Các website, ứng dụng hoặc mạng xã hội có đăng bán sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, thuộc danh mục đồ chơi bạo lực, đồ chơi vi phạm thuần phong mỹ tục, có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
20:36'
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin (Mi-kha-in Mi-su-xơ-tin) và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
19:32'
Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ giá đỗ ở Đắk Lắk sử dụng chất cấm: Tăng trách nhiệm cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm
19:02'
Công an đã kết luận các cơ sở sản xuất giá đỗ vừa qua tại tỉnh là cố tình sử dụng chất cấm. Về mặt pháp lý đã đầy đủ; cơ sở làm sai, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì bị xử phạt, xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo Tập đoàn sản xuất máy bay của Trung Quốc
18:46'
Phó Thủ tướng đánh giá cao thành tựu hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả của Tập đoàn COMAC cũng như mong muốn hợp tác kinh doanh với các hãng hàng không của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường song hành Vành đai 4
18:44'
Vùng với việc thực hiện tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh và phấn đấu hoàn thành đường song hành của tuyến đường quan trọng bậc nhất này trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng
17:41'
Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với quy mô sử dụng đất 200,39 ha. Tổng vốn đầu tư là 2.252,671 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư là 337,9 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh chủ động giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm
17:40'
Năm 2025, Tp. Hồ Chí Minh được giao giải ngân đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng, cộng thêm nguồn vốn Trung ương, con số phải chi rất lớn, lên đến 85.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Séc và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ
17:12'
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm, đến Séc sau 6 năm, nhằm tạo đột phá nâng tầm quan hệ với hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
17:11'
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.