Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo trước nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái
Khép lại phiên này, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.033,99 điểm, hay 2,6%, xuống 38.703,27 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 để mất 160,23 điểm, hay 3%, xuống 5.186,33 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 576,08 điểm, hay 3,43%, xuống 16.200,08 điểm.
Trước đó trong phiên này, chỉ số Nasdaq có thời điểm giảm 5,5%, còn chỉ số S&P 500 giảm đến 4% khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 5.119,26 điểm.
Sự biến động này còn được thể hiện qua sự bùng nổ của VIX, chỉ số biến động của thị trường Mỹ, hay còn gọi là “chỉ số sợ hãi”, với mức độ căng thẳng ở Phố Wall vào ngày 5/8 tăng lên 65, mức chỉ đạt được hai lần trong lịch sử gần đây, vào năm 2020 tại thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 và vào cuối năm 2008, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường châu Âu cũng giảm nhưng ở mức độ thấp hơn. Sau khi có thời điểm giảm hơn 2% trong phiên này, chỉ số CAC 40 của Pháp và DAX của Đức kết thúc phiên với các mức giảm lần lượt 1,42% và 1,82%. Chỉ số FTSE 100 của Anh mất 2,04%.
Trước đó, trong phiên giao dịch tại châu Á, Nikkei 225, chỉ số hàng đầu của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, đã giảm 12,4% trong ngày 5/8 và chịu mức giảm điểm lớn nhất trong lịch sử, trong khi chỉ số Topix cũng đã giảm 12,3%. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động bất ngờ này là do sự suy giảm của thị trường việc làm ở Mỹ. Bộ Lao động Mỹ mới đây đã thông báo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong tháng Bảy.Điều này khiến giới đầu tư liên hệ đến “quy tắc Sahm”, theo đó nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong ba tháng cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với mức thấp nhất trong 12 tháng trước đó. Con số này đạt 0,53% trong tháng Bảy, đủ để củng cố nỗi lo về một kịch bản “hạ cánh cứng”, đặc biệt là khi không có phản ứng từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã nới lỏng chính sách tiền tệ, Fed lại “câu giờ”, khi trì hoãn quyết định về điều chỉnh lãi suất cho đến tháng Chín. Bên cạnh đó, Phố Wall cũng đang lo lắng về mức định giá cao ngất ngưởng của cổ phiếu Big Tech. Kết quả kinh doanh của những “gã khổng lồ” trong quý II đã không trấn an được thị trường, vốn đang lo ngại về khoản đầu tư khổng lồ vào trí tuệ nhân tạo (AI). Magnificent Seven - nhóm gồm bảy công ty công nghệ lớn của Mỹ, đã mất hơn 15% kể từ ngày 10/7 và lại tiếp tục giảm trong phiên 5/8. Nvidia đã mất 6,4% khi đóng cửa phiên này sau khi có tin đồn lan truyền rằng hãng có thể hoãn việc tiếp thị bộ xử lý chính mới dành riêng cho AI.Về phần mình, Apple đã mất 4,8% sau khi Berkshire Hathaway, quỹ của tỷ phú Warren Buffett, công bố rằng họ đã bán một nửa cổ phần của mình trong công ty cho Apple trong quý II.
Còn tại Việt Nam, cùng chung tâm lý tiêu cực của thị trường tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 5/8 “lao dốc” mạnh. VN-Index thủng sâu dưới mốc 1.200 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 4/2024 và chỉ số về mức thấp nhất trong vòng hơn 3 tháng. Đây cũng là lần thứ 10 chỉ số VN-Index rơi xuống dưới 1.200 điểm kể từ lần đầu tiên vượt mốc điểm này vào đầu tháng 4/2018. Chốt phiên giao dịch 5/8,VN-Index giảm tới 48,53 điểm xuống 1.188,07 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 8,85 điểm xuống 222,71 điểm.- Từ khóa :
- chứng khoán mỹ
- nasdaq
- s&p 500
- dow jones
- kinh tế mỹ
- suy thoái
- fed
- lãi suất
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Giá trị của "ông lớn" SoftBank "bốc hơi" 15 tỷ USD chỉ sau một phiên
19:06' - 05/08/2024
Phiên sụt giảm của thị trường chứng khoán Nhật Bản ngày 5/8 đã “thổi bay” 15 tỷ USD giá trị của SoftBank Group Corp., trong bối cảnh cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần hạ nhiệt.
-
Chứng khoán
VN-Index lần thứ 10 mất mốc 1.200 điểm
16:34' - 05/08/2024
Cùng chung tâm lý tiêu cực của thị trường tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay 5/8 “lao dốc” mạnh. VN-Index thủng sâu dưới mốc 1.200 điểm.
-
Chứng khoán
Nỗi lo về kinh tế Mỹ “nhấn chìm” chứng khoán châu Á
10:18' - 05/08/2024
Các chỉ số chứng khoán chính tại châu Á chìm sâu trong sắc đỏ trong sáng 5/8, khi những lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái đã khiến thị trường chao đảo.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan
16:39'
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 8/4, với thị trường Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu.
-
Chứng khoán
Phiên 8/4, mức giảm của VN-Index lớn thứ 3 trong lịch sử giao dịch
16:38'
Phiên hôm nay (8/4) là phiên có mức giảm mạnh thứ 3 kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào giao dịch.
-
Chứng khoán
Châu Á triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán sau đợt bán tháo
13:45'
Các nhà hoạch định chính sách khắp châu Á đang đưa ra biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt mức thuế mới dẫn đến làn sóng bán tháo chứng khoán.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu giảm sàn hàng loạt, VN-Index “bốc hơi” gần 68 điểm
12:11'
Hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, trước bối cảnh các thị trường chứng khoán trên thế giới "lao dốc”.
-
Chứng khoán
Vốn hóa Apple bốc hơi gần 640 tỷ USD chỉ sau ba phiên
10:40'
Cổ phiếu của Apple đã mất khoảng 20% giá trị chỉ trong ba phiên giao dịch gần đây, tương đương gần 640 tỷ USD vốn hóa thị trường bị “thổi bay”.
-
Chứng khoán
Xử lý vi phạm với 9 mã cổ phiếu trên HoSE
09:53'
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có loạt quyết định về việc xử lý vi phạm với 9 mã cổ phiếu niêm yết trên HoSE.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 8/4
09:21'
Hôm nay 8/4, có 9 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có những mã là tâm điểm chú ý trên thị trường như: BCG, QNS, HPG, BKC…
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 8/4
09:15'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm SAB và REE
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đổ dốc theo biến động thuế quan
07:36'
Chỉ số S&P 500 và Dow Jones kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (7/4) trong sắc đỏ sau một phiên đầy biến động. Nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ giảm tốc và áp lực lạm phát gia tăng.