Thị trường hàng hoá sau Tết: Giá cả ít biến động
Theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Công Thương, một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đã không nghỉ Tết nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân.
Khảo sát thị trường cho thấy, sức mua đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng mạnh hơn nhưng do nguồn cung dồi dào, mặt bằng giá các loại hàng hóa phục vụ Tết chỉ tương đương so với Tết năm trước.
Một số loại do ảnh hưởng từ sản xuất nên giá cao hơn khoảng 5-7% như thịt lợn, đào, quất. Một số loại hoa nguồn cung tốt nên giá thấp hơn như ly, hồng, cúc.
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị liên quan lên kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động chuẩn bị hàng hóa, các chương trình phục vụ Tết. Qua theo dõi tổng hợp, nhìn chung thị trường các mặt hàng phục vụ Tết khá sôi động, sức mua trên thị trường đối với các nhóm hàng lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng tăng khoảng 15-20% so với các tháng thường và tăng khoảng 10-12% so với Tết năm 2018. Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, với sự phát triển của hệ thống phân phối hiện đại, tại các thành phố lớn xu hướng mua sắm Tết của người dân đến các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng nhiều do mặt hàng đa dạng, chất lượng tốt, giá cả ổn định nhiều sự lựa chọn. Tại các chợ dân sinh, hoạt động mua bán cũng khá tấp nập, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây, đồ thờ cúng.Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán, hầu hết các địa phương đều tổ chức các chợ hoa Tết, Hội chợ Xuân... cũng là các địa điểm thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu hàng thực phẩm an toàn, cao cấp, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, trái cây đặc sản, trái cây nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh với các thương hiệu như UCA mart, Home food, Big Green, Bác Tôm, Clever fruit, Luôn tươi sạch... cùng với các quầy thực phẩm lớn tại các siêu thị như Vinmart, Intimex, Fivimart, Aeon, Big C, Lotte mart... đã góp phần cung ứng cho thị trường những mặt hàng chất lượng cao. Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, các địa phương cũng luôn quan tâm tới việc tổ chức tốt hệ thống phân phối để đưa hàng Tết đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng Tết, các Hội chợ, phiên chợ Tết, kết hợp Chương trình bình ổn thị trường với các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp... Ngoài ra, các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động đưa hàng hóa phục vụ bà con đón Tết tại các xã huyện vùng sâu, vùng xa, các xã đảo cách xa đất liền. Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngoài Kiên Giang là địa phương luôn dành một phần ngân sách tỉnh để hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn đưa hàng ra các xã đảo và các xã vùng sâu, biên giới, các địa phương khác như Đà Nẵng, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai... cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa hàng về phục vụ bà con tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại nhất là các đơn vị tham gia chương trình bình ổn, giá hàng hóa tương đối ổn định.Trên thị trường, hàng Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế với chất lượng khá tốt và giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưu tiên lực chọn.
Các hàng bánh mứt kẹo, đồ uống cũng không có biến động lớn chỉ tăng khoảng 5-7% so với cùng kỳ năm trước, nguồn cung đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Theo Sở Công Thương các địa phương, năm nay các lực lượng chức năng như quản lý thị trường, thanh tra thị trường tiếp tục tăng cường thanh tra kiểm soát về chất lượng cũng như giá cả các loại hàng hoá; trong đó có mặt hàng gạo.Vấn đề an toàn thực phẩm được tập trung thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá phục vụ người tiêu dùng.
Đáng lưu ý, một số công ty kinh doanh mặt hàng gạo đã triển khai đưa một số loại gạo tẻ cao cấp như Jasmine organic ra thị trường để phục vụ người tiêu dùng.Mặc dù giá bán tương đối cao so với mặt bằng chung nhưng theo đánh giá, số lượng tiêu thụ khá tốt và phù hợp với thị hiếu.
Giá các loại gạo tẻ thường nhìn chung ổn định, loại gạo phục vụ cho Tết như nếp, tám thơm và gạo đặc sản địa phương như tám Điện Biên, gạo Sén Cù Lào Cai, nếp cái hoa vàng... tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, tương đương 5-7% so với tháng 12/2018. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước giá các loại gạo tương đương. Dự báo những ngày sau Tết Nguyên đán, do tồn kho tại các Tổng công ty, doanh nghiệp và người dân còn khá nhiều nên giá thóc, gạo nguyên liệu nội địa ổn định hoặc giảm nhẹ.Giá các loại gạo nguyên liệu tại khu vực phía Nam có thể tăng nhẹ do thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký từ trong năm. Các loại gạo nếp và gạo tẻ chất lượng cao ổn định.
Đối với mặt hàng thịt lợn dù giá đã có xu hướng giảm trong 2 tháng cuối năm 2018, tuy nhiên, sang đầu năm 2019, giá thịt lợn lại tăng mạnh trở lại đến những ngày sát Tết do nhu cầu cho chế biến và tiêu dùng tăng, chi phí sản xuất (giống, vật tư) tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm trước. Giá các sản phẩm thịt bò và thịt gà ổn định và bắt đầu tăng từ những ngày gần Tết nhưng mức tăng không lớn do các siêu thị tham gia chương trình bình ổn thị trường.Hiện bò thăn dao động từ 280.000 - 300.000 đồng/kg; gà ta làm sẵn từ 140.000 - 160.000 đồng/kg và tôm sú (26-30 con/kg) giá từ 450.000 - 600.000 đồng/kg.
Riêng mặt hàng rau củ, quả thời tiết thuận lợi, nguồn cung các loại dồi dào nên giá cả nhìn chung ít biến động, giá một số loại rau gia vị, rau trái mùa tăng nhẹ.Mặt khác, giá một số loại rau vụ đông (su hào, cà chua, súp-lơ, cải bắp...), giá một số loại rau gia vị nguồn cung dồi dào nên giá chỉ tăng nhẹ so với trước Tết và thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 10-20%.
Đối với một số loại trái cây tiêu dùng nhiều trong dịp Tết hầu hết có giá tương đương so với Tết năm trước, một số loại giá thấp hơn khoảng 5- 8% như bưởi diễn, cam canh...
Giá bán lẻ xăng dầu được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng ổn định nhằm bình ổn giá cả thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết.Trong kỳ điều hành giá ngày 16 và ngày 31 tháng 1, mặc dù giá thế giới có xu hướng tăng nhưng Liên Bộ đã sử dụng quỹ bình ổn để giữ ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, giá bán lẻ mặt hàng gas được điều chỉnh tăng 12.000 đồng/bình 12kg từ ngày 1/2 do giá thế giới tăng 30 USD/tấn so với tháng trước.Hiện giá bán lẻ gas dao động ở quanh mức từ 292.000 - 345.000 đồng/kg bình 12kg, tùy thương hiệu và nhà cung cấp.
Bộ Công Thương cho biết, đây là năm đầu tiên lực lượng quản lý thị trường hoạt động theo mô hình mới quy định tại Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường duy trì theo dõi sát báo cáo tình hình thị trường từ các địa phương trong suốt thời gian trước và trong Tết, đặc biệt, quan tâm đến diễn biến cung cầu, giá cả hàng hoá thiết yếu; tình hình vận chuyển, buôn bán và đốt pháo nổ…/.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Cập nhật giá cả hàng hóa ngày Tết tại các siêu thị
10:37' - 06/02/2019
Từ ngày mùng 1 Tết, nhân dân chủ yếu đi chơi Tết, thăm hỏi, lễ chùa đầu năm, hoạt động mua bán hàng hóa rất ít do phần lớn các cơ sở kinh doanh đều nghỉ Tết.
-
Xe & Công nghệ
Lịch phục vụ của các siêu thị trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019
07:02' - 01/02/2019
Các hệ thống siêu thị Big C, Vinmart, Mega, Emart đều thông báo sẽ mở cửa đến 12h trưa ngày 30 Tết (tức ngày 4/2 Dương lịch).
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhận định diễn biến thị trường, giá cả Việt Nam năm 2019
11:08' - 03/01/2019
Năm 2019, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết
13:22' - 01/01/2019
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trong các thời điểm trước, trong và sau Tết
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03'
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33'
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38'
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27'
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.