Thị trường lithium thế giới - Bài 1: Tham vọng của Chile
Theo bài viết trên tạp chí kinh tế Handelsblatt của Đức, Lithium là nguồn nguyên liệu cần thiết cho các loại pin điện. Lithium được dùng trong điện thoại thông minh, xe điện và kính đặc biệt. Nhu cầu về nguyên liệu thô quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu này đã tăng gấp ba lần từ năm 2017 đến năm 2022 và xu hướng này sẽ còn tiếp tục. Cơ quan Tài nguyên Khoáng sản Đức (Dera) dự kiến nhu cầu về lithium toàn cầu sẽ tăng gần gấp 5 lần vào năm 2030.
Chile là nước sản xuất lithium lớn thứ hai thế giới, sau Australia. Quốc gia này sở hữu gần một nửa lượng lithium thô toàn cầu. Chính phủ của Tổng thống Gabriel Boric muốn tận dụng nguồn tài nguyên quan trọng có sẵn thông qua chiến lược lithium quốc gia. Nhưng các doanh nghiệp trong ngành cho rằng chiến lược được ban hành quá chậm và nhiều chi tiết còn chưa rõ ràng.Bộ trưởng Kinh tế Chile Nicolás Grau đã phản bác lại những chỉ trích và nói rằng trách nhiệm không chỉ thuộc về chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Boric, mới nắm quyền từ năm 2022. Bộ trưởng Grau nhận định trong vòng 10-15 năm qua, Chile đã làm quá ít để khởi động các dự án mới khai thác lithium quy mô lớn. Nhưng với chiến lược quốc gia mới về lithium, điều này đang thay đổi.Bộ trưởng Grau mong nhận được sự hỗ trợ từ Đức. Ông khẳng định Chile và Đức có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Các công ty công nghiệp Đức trong lĩnh vực đồng và thép từ lâu đã hợp tác với các công ty Chile. Thông qua chuyến thăm Berlin của Tổng thống Chile hồi tháng Sáu vừa qua, các công ty Đức đã nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt cơ hội thuận lợi từ chiến lược lithium của Chile.Các mỏ lithium ở khu hồ muối trên dãy núi AndesTại Chile, lithium được khai thác thông qua việc làm bay hơi nước trong các hồ muối (salar) ở dãy núi Andes. Điều này đang gây ra làn sóng chỉ trích vì cư dân địa phương lo ngại rằng việc khai thác sẽ khiến nước ngày càng khan hiếm.Chính phủ Chile dự kiến sẽ cấp giấy phép khai thác đối với 26 salar. Tổng số 54 doanh nghiệp đã đệ trình 88 dự án về các địa điểm khai thác tiềm năng. Bộ trưởng Kinh tế Grau cho rằng cho đến cuối nhiệm kỳ của chính phủ do Tổng thống Boric điều hành, sẽ có từ 3 đến 5 dự án lithium lớn mới sẽ được triển khai tại nước này. Theo ông Grau, các khoản đầu tư này có thời gian thực hiện dài, nhưng chính phủ tin tưởng rằng đến năm 2030, Chile sẽ sản xuất lượng lithium gấp đôi so với hiện nay.Nhưng tham vọng của quốc gia Nam Mỹ còn lớn hơn. Chính phủ Chile không chỉ muốn đưa nước này trở thành nhà cung cấp lithium lớn của thế giới, mà còn muốn mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho đất nước.Hiện tại, mặc dù Australia và Chile là những nước khai thác lithium lớn nhất thế giới, nhưng gần 90% công suất tinh chế toàn cầu lại nằm ở Trung Quốc. Từ pin điện thoại thông minh đến toàn bộ quá trình sản xuất ô tô điện - Trung Quốc hiện là quốc gia có chuỗi xử lý lithium dài nhất.Nếu Chính phủ Chile thành công trong việc kéo dài chuỗi giá trị lithium trong nước, điều đó sẽ thay đổi. Cơ quan quản lý của Chile đang chuẩn bị đấu thầu các dự án, trong đó các nhà đầu tư tiềm năng có thể tiếp cận nguồn cung lithium giá rẻ trong thời gian dài, nếu họ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn ngay tại địa phương. Bộ trưởng Grau cho biết ông hy vọng các công ty Đức cũng sẽ tham gia vào quá trình này.Ngay khi các công ty trong chuỗi giá trị lithium bắt đầu sản xuất ở Chile, chẳng hạn sản xuất pin, họ sẽ nhận được nguồn cung lithium với giá được trợ cấp. Bộ trưởng Grau nhấn mạnh rằng Chile có hai lợi thế mang tính quyết định so với nhiều quốc gia khai thác mỏ khác. Một là Chile nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư dài hạn vì nước này nổi tiếng tôn trọng các hợp đồng. Hai là các công nghệ thân thiện với môi trường sẽ được sử dụng trong sản xuất. Điều này khiến Chile khác biệt so với các quốc gia khai thác mỏ khác. Do đó, quốc gia Nam Mỹ này có cơ hội bắt kịp chuỗi sản xuất lithium toàn cầu.Tiếp theo: Thị trường lithium thế giới - Bài cuối: Nhiều cơ hội có thể bị bỏ lỡTin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và cơ hội của Đông Nam Á
05:30' - 16/04/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Đông Nam Á có cơ hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên tố đất hiếm (REE).
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00' - 15/04/2025
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30' - 15/04/2025
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.